Tổ chức bồi dƣỡng về đổi mới PPDH cho giáo viên dựa vào thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm

Một phần của tài liệu quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện ninh giang,tỉnh hải dương (Trang 82)

- Lực học, động cơ, ý thức, của học sin hở Trung tâm quá thấp

3.2.3. Tổ chức bồi dƣỡng về đổi mới PPDH cho giáo viên dựa vào thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm

thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm

+ Mục tiêu của biện pháp:

Xây dựng nền nếp về công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên nhằm củng cố và nâng cao trình độ mọi mặt cho giáo viên phục vụ cho công tác giảng dạy trong đó có việc đổi mới PPDH.

+ Nội dung của biện pháp:

* Tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên đi dự các lớp tập huấn, các khoá bồi dƣỡng về nhận thức, năng lực nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy... phục vụ cho việc đổi mới PPDH

Đổi mới PPDH là vấn đề mới đối với cả ngành giáo dục, với tất cả các cấp học, mới với mọi giáo viên; đổi mới từ nhận thức của cán bộ giáo viên đến cách thức chỉ đạo thực hiện của CBQL, cách thức tiến hành của giáo viên

về đổi mới PPDH hay nói một cách khái quát là: đổi mới PPDH chƣa có con đƣờng định sẵn. Ngay cả các cấp quản lý trong quá trình chỉ đạo cũng đều khẳng định: quá trình đổi mới phải vừa làm vừa điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện dần.

Nhƣ vậy một nội dung quan trọng trong quản lý đổi mới PPDH của Ban Giám Đốc Trung tâm là lập kế hoạch cử giáo viên đi dự các lớp tập huấn, các khóa bồi dƣỡng về nhận thức, năng lực nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy...cho giáo viên do các cấp quản lý giáo dục, các cơ quan nghiên cứu giáo dục tổ chức ( nếu điều kiện khó khăn thì ít nhất cũng phải cử các giáo viên cốt cán để về Trung tâm họ làm hạt nhân cho Trung tâm, giúp Trung tâm tập huấn , bồi dƣỡng cho các giáo viên khác); ở đây bao gồm cả việc cử giáo viên đi học nâng chuẩn.

* Tổ chức các hội thảo về đổi mới PPDH:

Trong các năm học Ban Giám Đốc Trung tâm cần giao cho ban nghiệp vụ, các tổ – nhóm chuyên môn lập kế hoạch tổ chức các hội nghị hội thảo từ cấp tổ nhóm đến cấp Trung tâm về đổi mới PPDH. Nội dung hội thảo tập trung vào các vấn đề về nhận thức về việc đổi mới PPDH ở TTGDTX bậc THPT nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng tổ chức giảng dạy, kỹ năng sử dụng phƣơng tiện trang thiết bị phục vụ cho đổi mới; nội dung cần đi sâu thảo luận về đổi mới cách soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết trƣớc khi lên lớp, đổi mới cách giảng dạy, đổi mới phƣơng thức tổ chức cho học sinh học tập, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh, đổi mới việc hƣớng dẫn học sinh tự học…tất cả xoay quanh mục tiêu của đổi mới PPDH là: trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức quá trình tự nhận thức của học sinh.

* Tổ chức các hội thi giáo viên giỏi cấp cơ sở (đề cao tiêu chí đổi mới PPDH).

Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ dạy học cho giáo viên, từ đó nâng

cao chất lƣợng chuyên môn của Trung tâm. Nếu trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, ban Giám Đốc Trung tâm chỉ đạo ban tổ chức chú trọng vào tiêu chí đổi mới PP của các giờ dạy khi đánh giá xếp loại giờ dạy thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho quá trình đổi mới PPDH của Trung tâm. Khi đó, các giáo viên dự thi có động lực để dành hết công sức trí tuệ, phát huy hết khả năng sáng tạo của mình để nghiên cứu cải tiến PPDH và cố gắng thực hiện các giờ dạy ở mức cao nhất có thể, các giáo viên dự giờ cớ cơ hội học tập đƣợc nhiều hơn các kỹ năng giảng dạy theo hƣớng đổi mới và qua đó các CBQL cũng rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm thiết thực trong việc chỉ đạo quá trình đổi mới PPDH trong Trung tâm(đặc biệt là việc nhân rộng các bài học kinh nghiệm có đƣợc từ các tiết dự thi này).

Để các cuộc thi giáo viên giỏi đạt đƣợc các mục tiêu mong muốn, ban Giám Đốc Trung tâm phải thực sự quan tâm và chỉ đạo sát sao hoạt động này: có kế hoạch chi tiết, cụ thể; phân công ngƣời phụ trách có tinh thần trách nhiệm cao; ban tổ chức, ban giám khảo phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc thi trong đó quan trọng nhất là chuẩn bị biểu điểm chấm với các tiêu chí khoa học, làm việc thực sự khách quan công tâm dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn của biểu điểm, đánh giá chính xác để tôn vinh đƣợc các “Giáo viên giỏi” hoàn toàn xứng đáng; tránh chủ nghĩa hình thức, qua loa, đại khái… tránh áp đặt tƣ tƣởng cá nhân. Nếu các cuộc thi này không đƣợc tổ chức tốt dễ dẫn tới phản tác dụng.

* Tổ chức các đợt thao giảng với chủ đề: tăng cƣờng đổi mới PPDH – phát huy tính tích cực học tập của học sinh; có tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện những nhân tố điển hình, những sự sáng tạo, những kinh nghiệm quý trong việc đổi mới PPDH

Cũng nhƣ việc tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi cấp cơ sở, trong năm học các Trung tâm thƣờng tổ chức 2 –> 4 đợt thao giảng cấp tổ nhóm và cấp trƣờng để giáo viên có dịp thể hiện những khả năng giảng dạy tốt nhất của mình, đồng thời cũng có điều kiện để dự giờ học hỏi kinh nghiệm từ đồng

nghiệp và góp ý với đồng nghiệp những kinh nghiệm của mình, đây là dịp giáo viên trao đổi học hỏi lẫn nhau có hiệu quả nhất. Qua các đợt thao giảng ban Giám Đốc Trung tâm cũng xác định đƣợc năng lực của đội ngũ giáo viên, chọn lựa đƣợc các giáo viên có triển vọng để bồi dƣỡng họ trở thành giáo viên cốt cán.

Ban Giám Đốc Trung tâm có thể lựa chọn một số hay toàn bộ các khía cạnh của việc đổi mới PPDH làm chủ đề cho các đợt thao giảng, ví dụ nhƣ:

- Chủ đề: phát huy tác dụng của các công nghệ thông tin trong đổi mới PPDH.

- Chủ đề: áp dụng cách tổ chức tiết học bằng cách chia nhóm học tập - Chủ đề: gây hứng thú học tập của học sinh qua việc tổ chức các trò chơi trí tuệ phù hợp trong tiết học.

Trong các tiết thao giảng, có thể chấp nhận việc giáo viên thử nghiệm cách dạy mới, phƣơng thức tổ chức lớp học không theo truyền thống, thay đổi cách tiếp cận kiến thức khác với sách hƣớng dẫn giáo viên, thay đổi trình tự kiến thức trình bày trong SGK… từ đó có thể ảnh hƣởng tới các quy định về thời gian tiết học hay các thủ tục lên lớp theo truyền thống.

Việc tổ chức cho giáo viên bình xét, rút kinh nghiệm, đánh giá các tiết thao giảng là cực kỳ quan trọng. Ban Giám đốc Trung tâm chỉ đạo các tổ chuyên môn phải làm tốt công tác này làm sao để những giáo viên tham gia thao giảng có ý thức cầu thị, chú ý lắng nghe và tiếp thu các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp; các giáo viên dự giờ góp ý chân thành, cởi mở, khách quan trên tinh thần xây dựng.

Qua các đợt thao giảng, ban Giám đốc Trung tâm phải tổng kết đƣợc các kinh nghiệm quý, phát hiện đƣợc các ý tƣởng hay, các việc làm có tính sáng tạo của giáo viên coi đó là nguồn tƣ liệu quý của Trung tâm để giáo viên học tập; tìm đƣợc các nhân tố điển hình … để từ đó mà nhân rộng ra toàn Trung tâm.

* Xây dựng quy chế về việc giáo viên tự học, tự nghiên cứu nâng cao nhận thức và năng lực đổi mới PPDH

Trung tâm coi việc tự giác tích cực tự học, tự nghiên cứu của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất để nâng cao trình độ mọi mặt của họ. Ngoài việc động viên khích lệ tinh thần tự học tự nghiên cứu, BGĐ Trung tâm cần có quy chế quy định về việc này.

Trung tâm ra quy chế quy định hằng năm mỗi giáo viên phải lập cho riêng mình kế hoạch tự học tự nghiên cứu để nâng cao trình độ về kiến thức, về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó đặc biệt quan tâm đến các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ đổi mới PPDH. Trong quy chế cần xác định rõ các mức khen thƣởng – trách phạt.

BGĐ Trung tâm cần quản lý tốt các hoạt động:

- Giáo viên đăng ký chuyên đề tự học, tự nghiên cứu trong năm học(các cá nhân đăng ký với BGĐ từ đầu năm học).

- Giáo viên lập sổ học tập – tích lũy và ghi chép các kiến thức mình học tập, nghiên cứu đƣợc một cách thƣờng xuyên (BGĐ thƣờng xuyên kiểm tra đôn đốc).

- Giáo viên báo cáo kết quả học tập – tích lũy đƣợc trong năm học trƣớc tổ – nhóm chuyên môn, trƣớc hội đông giáo dục Trung tâm( cần có sự thẩm định đánh giá cụ thể).

* Chỉ đạo lực lƣợng giáo viên cốt cán phổ biến kinh nghiệm, giúp đỡ hỗ trợ các giáo viên khác các kỹ năng giảng dạy theo hƣớng đổi mới(soạn bài, chuẩn bị bài, chuẩn bị thí nghiệm, sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại...)

Khi đã tổ chức đƣợc lực lƣợng giáo viên cốt cán, lãnh đạo Trung tâm giao cho một CBQL (phó Giám Đốc hay tổ trƣởng chuyên môn) trực tiếp phụ trách lực lƣợng này và giao nhiệm vụ cụ thể cho lực lƣợng này:

- Tăng cƣờng học tập nghiên cứu để củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, gƣơng mẫu trong công tác, giữ vững uy tín trƣớc đồng nghiệp.

- Thƣờng xuyên quan tâm đến tình hình giảng dạy, tình hình phấn đấu đổi mới PPDH của các giáo viên trong tổ nhóm chuyên môn của mình, sẵn sàng giúp đỡ các đồng nghiệp khi đƣợc yêu cầu.

- Các giáo viên này xây dựng các bài soạn mẫu, quy trình chuẩn bị bài giảng mẫu(chuẩn bị thí nghiệm, phƣơng tiện trang thiết bị dạy học, hình thức tổ chức lớp học…) phổ biến cho giáo viên cùng tổ nhóm hay trong toàn Trung tâm.

- Thƣờng xuyên thực hiện các bài giảng mẫu để giáo viên cùng tổ nhóm dự giờ học tập.

- Tích cực tham gia các đợt thi giáo viên giỏi các cấp, tham gia dạy các tiết thao giảng hay tham gia vào các ban giám khảo, ban tổ chức các cuộc giáo viên giỏi, các đợt thao giảng của Trung tâm.

- Giúp BGĐ Trung tâm đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giáo viên. * Chỉ đạo việc đúc rút , viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH Qua quá trình giảng dạy và công tác giáo viên đã có sự tích lũy kinh nghiệm hay có các phát kiến có tính sáng tạo (đặc biệt là các kinh nghiệm và sáng kiến về đổi mới PPDH), đây là những tài sản quý đối với cá nhân mỗi giáo viên và Trung tâm. BGĐ Trung tâm cần phát huy, nhân rộng các kinh nghiệm, sáng kiến trên để giáo viên Trung tâm học tập; để làm tốt việc này cần chỉ đạo sát sao việc đúc rút và viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên, cần động viên khuyến khích mọi giáo viên tham gia, đƣa vào tiêu chí đánh giá và bình bầu thi đua.

Trong chỉ đạo giáo viên đúc rút và viết SKKN, BGĐ Trung tâm cần chú ý một số vấn đề sau:

- Quán triệt ý nghĩa tác dụng của hoạt động này đối với từng cá nhân và đối với Trung tâm.

- Thông báo cụ thể chủ trƣơng và kế hoạch của Trung tâm về hoạt động này.

- Phổ biến cách thức tiến hành đúc rút và viết. Phổ biến mẫu trình bày một SKKN theo quy định.

- Giao cho tổ nghiệp vụ Trung tâm soạn thảo biểu điểm, cách thức tổ chức chấm SKKN và phải thông qua hội đồng giáo dục Trung tâm.

- Khi tổ chức chấm hay thẩm định các SKKN cần công khai và chƣng cầu ý kiến đánh giá của càng nhiều ngƣời càng tốt.

Một phần của tài liệu quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện ninh giang,tỉnh hải dương (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)