- Hoạt động học của học sinh
P hương pháp đóng kịch là phƣơng pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản và thực hiện kịch bản đó
1.3.2.2. Quản lý quá trình đổi mới PPDH
Quản lý quá trình đổi mới PPDH là vấn đề quan trọng cốt lõi trong quản lý quá trình dạy học, nó là động lực để nâng cao chất lƣợng dạy học, tuy nhiên đây là vấn đề khó khăn, phức tạp. Quản lý quá trình đổi mới PPDH có quy trình chặt chẽ, sát thực, phù hợp với điều kiện khách quan.
Quản lý quá trình đổi mới PPDH đƣợc hiểu là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục; là hệ thống điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục trong quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích đổi mới PPDH loại bỏ PPDH một chiều, nhồi nhét làm cho học sinh thụ động, mất khả năng sáng tạo; thay vào đó là phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh, nâng cao chất lƣợng dạy học.
Quản lý quá trình đổi mới PPDH gồm các bƣớc :
1/ Bƣớc 1. Bƣớc chuẩn bị gồm:
+ Tác động nhận thức, tạo tâm thế và điều kiện sẵn sàng tham gia đổi mới PPDH, thành lập ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch chƣơng trình hành động.
+ Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên (đặc biệt là về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và điều kiện bản thân để đổi mới PPDH).
+ Nghiên cứu những đặc điểm đối tƣợng ngƣời học.
+ Phân tích các phân tích những mâu thuẫn thực tế trong hoạt động và quan hệ Dạy - Học, nguyên nhân tồn tại những PPDH lỗi thời, những nhân tố tích cực về cách dạy học theo tinh thần đổi mới đã có kết quả ban đầu.
+ Dự thảo chƣơng trình kế hoạch chỉ đạo, tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi chƣơng trình kế hoạch trong tập thể sƣ phạm để thống nhất ý trí và hành động.
2/ Bƣớc 2 . Thử nghiệm sƣ phạm :
+ Định hƣớng thống nhất về cách đánh giá tiết dạy theo tinh thần đổi mới. Quy trình tiến hành đánh giá.
+ Phát huy nội lực, gây khí thế sôi nổi, hào hứng trong tập thể giáo viên và học sinh, cá nhân và tập thể.
+ Định hƣớng về cách thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH + Chọn đối tƣợng thử nghiệm: môn học, bài học, ngƣời thực hiện bài dạy, lớp học.
+ Tổ chức dạy thí điểm.
+ Dự giờ, kiểm tra đánh giá, xác định kết quả.
+ Sơ kết, rút ra bài học kinh nghiệm bƣớc đầu để đƣa ra đại trà. 3/ Bƣớc 3 . Chỉ đạo mở rộng đại trà:
+ Tổ chức thực hiện dạy học theo tinh thần đổi mới ở tất cả các môn học, đối với tất cả các giáo viên.
+ Theo dõi quan sát thu thập xử lý thông tin đa chiều, điều hành, phối hợp giữa các tổ chức và cá nhân .
+ Kiểm tra đánh giá từng công đoạn, động viên khuyến khích, điều chính sai lệch, thúc đẩy hoạt động hƣớng đích.
+ Tổng kết đánh giá từng học kỳ, hằng năm, có chế độ khen thƣởng, trách phạt cụ thể.
+ Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm giữa các cá nhân trong mỗi tổ bộ môn, trong Trung tâm.
+ Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục triển khai trong thời gian tiếp theo.
Các nhà quản lý TTGDTX với nhiệm vụ trọng tâm là giữ ổn định và từng bƣớc nâng cao dần chất lƣợng dạy học, từ đó nâng cao dần chất lƣợng giáo dục toàn diện thì công tác chỉ đạo đổi mới PPDH phải luôn đƣợc quan tâm đúng mức, coi đây là đòn bẩy để nâng cao chất lƣợng dạy học của Trung tâm.
1.3.2.3. Quan điểm và định hƣớng đổi mới PPDH
Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về đổi mới PPDH, định hƣớng đổi mới PPDH trong chƣơng trình giáo dục THPT, TTGDTX hiện nay
* Quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nƣớc về đổi mới PPDH
Trong bối cảnh đất nƣớc đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, chúng ta đang thực hiện công cuộc "Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá" đất nƣớc, đƣa nƣớc ta từng bƣớc hoà nhập với khu vực và thế giới, đƣa nền kinh tế nƣớc ta từ tình trạng kém phát triển thành nƣớc có nền kinh tế phát triển so với khu vực và thế giới (2020). Để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho những mục tiêu trên, đòi hỏi nền giáo dục của chúng ta phải có sự đổi mới toàn diện .
Nhằm chỉ đạo công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng Đảng, Nhà nƣớc đã có những chỉ đạo cụ thể:
+ Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng CSVN khoá VIII đã chỉ rõ : "Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nền nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học, từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học ".
+ Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09 - 12- 2000 của Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông ghi rõ:
"Mục tiêu đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa, phƣơng pháp giáo dục phổ thông mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đáp ứng đòi hỏi của từng cấp học, bậc học; tiếp cận trình độ các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo đổi mới từ PPDH, nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử đến chuẩn hoá trƣờng sở đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục ".(1- Tr2)
+ Luật giáo dục quy định "Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh" .
+ Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội, Chỉ thị số 14/2001/CT - TTg ngày 11-6-2001 của Thủ Tƣớng Chính Phủ về đổi mới Chƣơng trình giáo dục, nêu rõ bốn mục tiêu đổi mới là: "Đổi mới phƣơng pháp dạy và học, Phát huy tƣ duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh".
+ Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 - 2010, ghi rõ: "Đổi mới và hiện đại hoá phƣơng pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hƣớng dẫn ngƣời học chủ động tƣ duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho ngƣời học phƣơng pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tƣ duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cƣờng tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập..."
+ Bộ GD & ĐT cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và hƣớng dẫn thực hiện đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH. Trong các chỉ thị về nhiệm vụ mỗi năm học đều đề cập sâu đến vấn đề này, đặc biệt Bộ trƣởng đã chỉ đạo
chủ đề năm học 2008 - 2009 là thực hiện cuộc vận động "Xây dựng trƣờng học thân thiện , học sinh tích cực".
* Định hƣớng đổi mới PPDH trong chƣơng trình giáo dục hiện nay.
+ Đổi mới PPDH: Trên cơ sở chọn lọc, kế thừa các thế mạnh của các PPDH truyền thống, kết hợp với các PPDH hiện đại, vận dụng linh hoạt sáng tạo vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức.
Đối với giáo viên: Thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều học sinh
thụ động sang cách dạy học sinh chủ động tu duy, chuyển dần việc dạy học sang dạy cách học.
Đối với học sinh: Chuyển từ việc học tập thụ động sang học tập tích
cực, tăng tối đa phần tự học trong quá trình học tập của mình. Đồng thời, học sinh có kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
+ Đổi mới PPDH phải đồng bộ với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, đổi mới cơ chế quản lý.
+ Đổi mới PPDH phải phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị, từng địa phƣơng và cả nƣớc.
+ Đổi mới PPDH phải tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, sự hƣ́ng thú học tập cho học sinh.
+ Tăng cƣờng vận dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào quá trình dạy học.
+ Đổi mới PPDH là trách nhiệm của tất cả các cấp quản lý; của các ban ngành đoàn thể trong ng ành giáo dục, trong mỗi nhà trƣờng; của mỗi giáo viên; của toàn xã hội nhằm nâng cao chất lƣơng giáo dục.
*Nội dung quản lý đổi mới PPDH ở TTGDTX cấp huyện.
+ Quán triệt tinh thần đổi mới trong giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng; chỉ đạo học tập các nghị quyết, các chỉ thị, các thông tƣ, các công văn hƣớng dẫn thực hiện đổi mới giáo dục, đổi mới công tác dạy học, đổi mới PPDH… của Đảng, Nhà nƣớc, của các cấp quản lý giáo dục.
+ Chỉ đạo “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó:
Giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trò trách nhiệm của mình về chất lƣợng giáo dục, chất lƣợng dạy học, nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc đổi mới PPDH, hình thành và phát triển nhu cầu đổi mới PPDH ở mỗi giáo viên.
Học sinh nhận thức đƣợc ý nghĩa, tác dụng của việc đổi mới PPDH trong quá trình nhận thức, từ đó chủ động, tích cực học tập, tự giác đổi mới PP học của mình. Tổ chức các phong trào thi đua: thực hiện PPDH theo hƣớng đổi mới trong giáo viên, cải tiến phƣơng pháp học tập trong học sinh.
+ Chỉ đạo bồi dƣỡng, tập huấn cho giáo viên. Đồng thời chỉ đạo giáo viên tự học, tự nghiên cứu, trao đổi thảo luận với nhau trong tổ bộ môn hay trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong trƣờng, tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm… để mỗi giáo viên nắm chắc các PPDH cơ bản (đặc biệt là các PPDH hiện đại), hiểu bản chất của việc đổi mới PPDH, có kỹ năng sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật mới, các thiết bị dạy học mới phục vụ cho đổi mới PPDH.
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc đổi mới PPDH trong tổ, nhóm chuyên môn và từng giáo viên. Chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn xây dựng đội ngũ các giáo viên có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, có năng lực … làm nòng cốt trong hoạt động chuyên môn cũng nhƣ trong việc áp dụng đổi mới PPDH và dùng lực lƣợng này thúc đẩy việc đổi mới PPDH trong toàn trƣờng.
+ Chỉ đạo xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị dạy học, mua sắm đồ dùng thiết bị thí nghiệm – thực nghiệm, tổ chức chỉ đạo các phong trào giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập phục vụ cho giảng dạy và học tập theo hƣớng đổi mới.
+ Kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong TT nhƣ: công đoàn, đoàn thanh niên, hội khuyến học… trong việc chỉ đạo và thúc đẩy đổi mới PPDH .