- Hoạt động học của học sinh
1.3.1.3. Hệ thống các PPDH
Nhóm 1. Các PPDH dùng ngôn ngữ
+ Phương pháp thuyết trình:
Phƣơng pháp thuyết trình là phƣơng pháp giáo viên dùng lời để trình bày, giải thích nội dung bài học theo hệ thống logic. Qua thời gian vai trò của phƣơng pháp thuyết trình vẫn không hề giảm sút trong hoạt động day học. Thuyết trình đƣợc sử dụng giải quyết các nhiệm vụ dạy học khác nhau, tổ chức hoạt động nhận thức, qua đó giúp ngƣời học lĩnh hội kiến thức mới, hình
thành kỹ năng, củng cố hệ thống hoá kiến thức. Phƣơng pháp thuyết trình bao gồm các dạng: kể chuyện, giải thích, diễn giảng.
+ Phƣơng pháp vấn đáp (đàm thoại): Giáo viên tổ chức, thực hiện quá trình hỏi và đáp giữa GV và HS nhằm làm sáng tỏ những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ tài liệu đã học hay từ kinh nghiệm trong thực tiễn. Phƣơng pháp vấn đáp khi đƣợc sử dụng khéo léo có tác dụng điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, kích thích tính tích cực độc lập tƣ duy, bồi dƣỡng khả năng trình bày miệng của học sinh, tạo không khí sôi nổi của tiết học, GV thu đƣợc tín hiệu ngƣợc nhanh chóng và tƣơng đối chính xác. Tuy vậy, nếu sử dụng không khéo dễ làm hỏng kế hoạch dạy học dự kiến ban đầu.
+ Phương pháp sử dụng sách giáo khoa và tài liệu:
SGK và tài liệu giúp HS mở rộng, đào sâu kiến thức một cách có hệ thống, bồi dƣỡng năng lực tự học, có kỹ năng đọc sách, óc kỹ năng ghi chép, tạo sự hứng thú học tập và khả năng làm việc độc lập. Giáo viên phải xác định rõ những nội dung cần nghiên cứu trong SGK hay tài liệu, hƣớng dẫn trình tự sử dụng SGK, tài liệu hợp lý nhất cho học sinh.
Nhóm 2. Các PPDH trực quan + Phƣơng pháp quan sát:
Phƣơng pháp quan sát là phƣơng pháp tổ chức cho học sinh tri giác một cách có chủ định, có kế hoạch : tiến trình và sự biến đổi diễn ra ở đối tƣợng nhằm thu thập những sự kiện, hình thành những biểu tƣợng ban đầu về đối tƣợng, quan sát gắn với tƣ duy. Khi sử dụng Phƣơng pháp quan sát trong dạy học, đòi hỏi giáo viên phải tổ chức hoạt động nhận thức cảm tính cho học sinh qua đó hình thành biểu tƣợng, phát triển năng lực nhận thức cho họ.
+ Phƣơng pháp minh họa:
Phương pháp minh họa là phƣơng pháp mà GV dùng các phƣơng tiện
trực quan minh họa giúp học sinh hiểu rõ hơn những nội dung kiến thức của bài dạy. Các phƣơng tiện trực quan là vật thật, mô hình, tranh ảnh, băng hình ...cũng có khi là các ví dụ thực tiễn... Phƣơng pháp minh họa giúp học sinh
hiểu bài nhớ lâu và vận dụng đƣợc, phƣơng pháp này cũng gây hứng thú học tập và kích thích tƣ duy của học sinh.
+ Phương pháp biểu diễn thí nghiệm:
Phương pháp biểu diễn thí nghiệm là phƣơng pháp mà GV làm các thí
nghiệm theo nội dung bài học cần nghiên cứu, HS quan sát , tƣ duy và rút ra các kết luận khoa học cần thiết.
Phƣơng pháp biểu diễn thí nghiệm thƣờng đƣợc sử dụng trong các môn khoa học tự nhiên, nhƣ vật lý, hoá học, sinh học...
Nhóm 3. Các PPDH thực hành
+ Phương pháp luyện tập:
Phương pháp luyện tập trong dạy học là phƣơng pháp học sinh lặp đi
lặp lại nhiều lần những hành động nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau, dƣới sự chỉ dẫn của giáo viên, nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo sau khi lĩnh hội kiến thức. Việc luyện tập không chỉ hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo trong từng môn học mà còn hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình học tập nhận thức.
+ Phương pháp thực hành thí nghiệm:
Phương pháp thực hành thí nghiệm là phƣơng pháp mà giáo viên tổ
chức cho học sinh làm thí nghiệm trên lớp, trong phòng thí nghiệm hay vƣờn trƣờng ... qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức mới hoặc củng cố, vận dụng kiến thức đã học.
Nhóm 4. Các phƣơng pháp dạy học tích cực
+ Dạy học nêu và giải quyết vấn đề:
Bản chất của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là việc tạo nên một chuỗi những tình huống có vấn đề và điều khiển học sinh giải quyết vấn đề học tập đó. Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lý xuất hiện khi con ngƣời gặp phải mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chƣa biết nhƣng muốn biết. "Tình huống có vấn đề" luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vƣớng mắc cần tháo gỡ và kết quả giải quyết
đƣợc "Tình huống có vấn đề" sẽ là những tri thức mới hay cách thức hành động mới đối với chủ thể .
+ Phương pháp động não:
Phương pháp động não là phƣơng pháp kích thích sự sáng tạo tập thể
để tìm đƣợc cách giải quyết tối ƣu vấn đề. Phƣơng pháp này kích thích sự sáng tạo thông qua việc nêu và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp trò chơi:
Giáo viên có thể sử dụng việc tổ chức trò chơi nhằm mục đích dạy học, giúp gây hứng thú xúc cảm trong quá trình dạy học, tạo không khí vui tƣơi, tích cực trong lớp học, tạo sự thu hút đối với học sinh vào nội dung bài học.
Phƣơng pháp trò chơi có thể dùng để dạy kiến thức mới, củng cố hay vận dụng kiến thức.
+ Phương pháp đóng kịch: