- Hoạt động học của học sinh
P hương pháp đóng kịch là phƣơng pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản và thực hiện kịch bản đó
2.2.1. Thực trạng sử dụng PPDH của giáo viên và PPHT của học sinh tại Trung tâm
Bảng 2.1 Năm Tống số Lớp THPT chƣơng trình GDTX Nghề
Phổ thông Tin học Ngoại ngữ
2008 17 845 274 238 845
2009 15 690 185 270 690
2010 13 591 210 210 591
2011 12 502 160 176 502
Tóm lại: TTGDTX Ninh Giang là TTGDTX cấp huyện mà đối tƣợng tham
gia học tập đa dạng và gặp nhiều khó khăn hơn so với các trƣờng THPT, đặc biệt là đối tƣợng tham gia học văn hóa theo chƣơng trình GDTX tại trung tâm thì còn nhiều hạn chế về trình độ học vấn, đạo đức và tính tự giác trong học tập và rèn luyện. Đó chính là khó khăn lớn đối với Trung tâm trong giáo dục, dạy học, đặc biệt là đổi mới PPDH nâng cao chất lƣợng dạy và học ở Trung tâm.
2.2.Thực trạng PPDH ở TTGDTX Ninh Giang, tỉnh Hải Dƣơng
2.2.1. Thực trạng sử dụng PPDH của giáo viên và PPHT của học sinh tại Trung tâm tại Trung tâm
* Vể việc sử dụng PPDH của giáo viên.
Để nắm bắt tình hình giáo viên trong Trung tâm sử dụng PPDH trong quá trình dạy học nhƣ thế nào,chúng tôi đã dùng phƣơng pháp điều tra ( phát phiếu hỏi) đối với 24 giáo viên trực tiếp giảng dạy tại Trung tâm thông qua
câu hỏi nhằm xác định nhận thức của giáo viên về các PPDH và sử dụng trong quá trình dạy học tại Trung tâm.
Với câu hỏi : trong quá trình dạy học, đồng chí thƣờng sử dụng PPDH nào nhiều nhất?
Chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:
Bảng 2.2 : Kết quả khảo sát việc sử dụng các PPDH của giáo viên
Stt Các PPDH Tỷ lệ ngƣời thƣờng
dùng
SL %
1 - Phương pháp thuyết trình 24 100
2 -Phương pháp vấn đáp 24 100
3 - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề 16 67
4 - Phương pháp quan sát 17 71
5 - Phương pháp biểu diễn thí nghiệm 5 21
6 - Phương pháp minh hoạ 12 50
7 -Phương pháp luyện tập 21 82
8 -Phương pháp tình huống 4 17
9 - Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm 5 21
10 - Các phương pháp khác 0 0
Qua khảo sát thực tế, thăm dò qua cán bộ quản lý, thăm dò qua học sinh, hỏi trực tiếp các giáo viên đang giảng dạy tại Trung tâm và phân tích bảng kết quả trên, chúng tôi thấy rằng:
- Đa phần giáo viên từ lứa tuổi trung niên (40 tuổi) trở lên chỉ nắm đƣợc các PPDH truyền thống nhƣ : PP thuyết trình, PP đàm thoại , PP quan sát, PP biểu diễn thí nghiệm ...còn lực lƣợng giáo viên trẻ mới tốt nghiệp đại học ra trƣờng công tác ít năm thì đƣợc nhà trƣờng đại học trang bị kiến thức cập nhật về các PPDH hiện đại nên nhận thức của họ về hệ thống PPDH đầy đủ và đa dạng hơn.
- Có đến 90% các giáo viên lớn tuổi sử dụng các PPDH truyền thống, vận dụng kết hợp các PP này trong hầu hết các tiết dạy của mình. Có không ít giáo viên thƣờng chỉ dùng PP thuyết trình và đôi khi có pháp vấn, đàm thoại. Thậm chí có giáo viên duy trì cách dạy là thầy đọc - trò chép (nhất là các môn thuộc khoa học xã hội).
- Với các giáo viên trẻ mặc dù họ có nhận thức tốt hơn lớp giáo viên lớn tuổi về hệ thống PPDH, nhƣng với nhiều lý do nhƣ : lo phải chạy hết bài, hết chƣơng trình; nội dung bài học còn nặng nề; khả năng thích ứng của học sinh với các PPDH hiện đại kém ; lớp quá đông; mất nhiều thời gian chuẩn bị; trách nhiệm nghề nghiệp chƣa cao; sự quan tâm, cách nhìn nhận đánh giá của cán bộ lãnh đạo quản lý về việc sử dụng PPDH chƣa đúng mức...Họ (hoặc là vô tình hoặc là cố ý ) không muốn áp dụng các PPDH hiện đại, không muốn cải tiến PPDH, mà quay về cách dạy truyền thống.
Nhƣ vậy có thể nói: trong TTGDTX Ninh Giang thì số giáo viên áp dụng các PPDH tiên tiến, hiện đại hay việc họ đào sâu suy nghĩ cải tiến PPDH theo hƣớng phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác trong học tập của học sinh là rất hạn chế. Phổ biến trong cách dạy là sử dụng các PPDH truyền thống: thầy truyền đạt một chiều, trò tiếp thu thụ động.
* Về PPHT của học sinh
Thông qua các phiếu hỏi, trao đổi trực tiếp với các đối tƣợng CBQL, GV, HS và qua thực tế giảng dạy, chúng tôi có thể đánh giá thực trạng về PPHT của học sinh Trung tâm là:
- Khoảng 50-60% học sinh chọn cách cố gắng tập trung cho thời gian học trên lớp. Với các em có ý thức học tốt thì cũng thƣờng thể hiện sự thụ động nhƣ: chọn kỹ năng nghe thầy(cô) giảng bài( GV giảng giải càng kỹ, càng chi tiết càng tốt ), cố gắng ghi chép đầy đủ và nắm đƣợc những gì mà thầy(cô) truyền đạt, ghi nhớ (thậm chí nhớ máy móc), có điều kiện thì trao đổi thảo luận tham gia đóng góp xây dựng bài. Với các học sinh ý thức chƣa tốt thì cố gắng ghi chép cốt để chống đối với thầy, cô và gia đình. Số học sinh
chủ động nghiên cứu bài trƣớc khi đến lớp; khi học trên lớp chủ động tiếp thu bài, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài; thông qua tiết học ngoài việc học kiến thức còn nắm đƣợc cách học; đào sâu suy nghĩ để hiểu sâu bài, phát huy sự sáng tạo ... là rất ít.
- Ngoài học trên lớp, phần lớn học sinh có rất ít thời gian tự học ở nhà, số các em này chủ yếu chú ý việc học thuộc lòng các bài đã học, cố gắng làm các bài tập giáo viên giao, mong muốn của các em là trả đƣợc bài khi thầy kiểm tra hay đạt yêu cầu trong các cuộc thi. Với phần lớn các học sinh này việc chủ động tự giác đọc, tìm hiểu sâu hơn nội dung SGK; tự nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo; chủ động học thêm qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, qua Internet; chủ động học qua trao đổi với bạn bè; suy nghĩ, sáng tạo, mở rộng kiến thức... gần nhƣ không có.
- Các kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trìu tƣợng hoá; kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thiết thực của cuộc sống... của học sinh rất yếu .
- Để củng cố hay nâng cao kiến thức, khi không có thầy(cô) giảng dạy trực tiếp số học sinh thực hiện các việc nhƣ :Tự nghiên cứu qua tài liệu và sách tham khảo; Tự nghiên cứu qua Internet; Rủ bạn học nhóm để trao đổi; Gọi điện hỏi Thầy(Cô) hay bạn bè… là rất ít.
- Một phần nhỏ học sinh có kết quả học tập đƣợc xếp loại khá ( khoảng 5- 7%), nhƣng số các em này chủ yếu vẫn mang tính học gạo, nặng về lý thuyết suông thiếu tính thực tế, tƣ duy máy móc không năng động chƣa thực sự chủ động, sáng tạo trong học tập.
Tóm lại, xét một cách tổng thể thì học sinh ở Trung tâm với nhiều nguyên nhân khác nhau(thuộc về chủ quan cũng nhƣ khách quan) vẫn chƣa có đƣợc một PPHT đúng đắn, hiệu quả. Chủ yếu vẫn là cách học thụ động, mang tính chống đối; trí thông minh , năng lực sáng tạo ít đƣợc phát huy. Từ đó dẫn tới chất lƣợng học tập còn rất thấp.