Xây dựng môi trƣờng chuyên môn tích cực, thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH của giáo viên

Một phần của tài liệu quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện ninh giang,tỉnh hải dương (Trang 74)

- Lực học, động cơ, ý thức, của học sin hở Trung tâm quá thấp

3.2.1. Xây dựng môi trƣờng chuyên môn tích cực, thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH của giáo viên

trình đổi mới PPDH của giáo viên

+ Mục tiêu của biện pháp:

Tạo ra trong Trung tâm một môi trƣờng giáo dục cởi mở, năng động, trên cơ sở toàn bộ các đối tƣợng là ngƣời giáo dục cũng nhƣ ngƣời đƣợc giáo dục có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, chức trách, nhiệm vụ, quyền lợi của mình trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và có đủ năng lực, có cơ hội, có điều kiện để thực hiện vai trò trách nhiệm đó, từ đó mỗi giáo viên và học sinh sẽ hình thành động cơ, ý thức, thái độ thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH.

+ Nội dung của biện pháp :

* Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, bồi dƣỡng nhận thức của giáo viên và học sinh về đổi mới PPDH, quán triệt tinh thần đổi mới qua các chỉ thị nghị quyết chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc...

Ban Giám đốc Trung tâm tập hợp tài liệu, văn bản gồm: các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội; các chỉ thị của chính phủ, của Bộ GD & ĐT; các

thông tƣ công văn hƣớng dẫn của bộ GD & ĐT, sở GD & ĐT chỉ đạo công tác đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH; nghiên cứu nắm tinh thần các văn bản. Dựa trên tinh thần các văn tiến hành xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, bồi dƣỡng, tập huấn cho cán bộ giáo viên và học sinh nhằm nâng dần nhận thức của họ về công cuộc đổi mới giáo dục trong đó có nhiệm vụ then chốt là đổi mới PPDH trong Trung tâm. Mục đích cuối cùng của hoạt động này là làm cho CBQL,GV và HS thấy đƣợc các hạn chế tồn tại, sự lạc hậu trì trệ của cách dạy học mà đại trà giáo viên thƣờng sử dụng từ xƣa đến nay, qua đó họ: thấy rõ tính cấp thiết của việc đổi mới PPDH trong nhà trƣờng, thấy đƣợc yêu cầu bắt buộc họ phải đổi mới, từ đó họ có ý thức tự giác chủ động tiến hành đổi mới. Mặt khác cũng phải cho giáo viên thấy đƣợc đổi mới PPDH là quá trình chƣa có bài bản sẵn, quá trình đòi hỏi tính kiên trì, bền bỉ, lâu dài, thận trọng từng bƣớc vừa làm vừa nghiên cứu điều chỉnh bổ xung, không máy móc cứng nhắc.

*Tổ chức tập huấn bồi dƣỡng kỹ năng dạy học, kỹ năng khai thác sử

dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại, kỹ năng tự học tự nghiên cứu qua tài liệu và qua mạng Internet...

Nhƣ trong phần thực trạng công tác dạy học và đổi mới PPDH đã nêu: hiện nay trong lực lƣợng giáo viên còn có ngƣời chƣa thực sự nắm chắc hệ thống các PPDH truyền thống, không phân biệt cách thức, kỹ năng tiến hành một PPDH cụ thể, chƣa đi sâu về ý nghĩa tác dụng của chúng; còn với các PPDH hiện đại thì phần lớn các giáo viên từ trung tuổi trở lên là rất bỡ ngỡ thậm chí có ngƣời gần nhƣ không biết; các kỹ năng khai thác sử dụng các phƣơng tiện hiện đại mà Trung tâm mới đƣợc trang bị thì rất ít ngƣời thành thạo, việc dành thời gian nghiên cứu tài liệu về PPDH đối với giáo viên (đặc biệt là giáo viên lâu năm) rất hạn chế, điều kiện giáo viên để trang bị máy tính nối mạng Iternet cũng rất khó khăn…đây là một trong những vấn đề quan trọng làm ảnh hƣởng đến quá trình đổi mới PPDH. Do vậy Trung tâm cần có kế hoạch:

- Tổ chức bồi dƣỡng về hệ thống PPDH, nội dung đổi mới PPDH. - Tổ chức bồi dƣỡng về sử dụng phƣơng tiện hiện đại để nghiên cứu và giảng dạy.

- Phân công giao trách nhiệm cho một cá nhân phụ trách các hoạt động này( Phó Giám đốc hoặc giáo viên cốt cán)

- Phân giáo viên cốt cán làm nhiệm vụ bồi dƣỡng hoặc mời chuyên gia. * Phát động các phong trào thi đua đổi mới PPDH(cải tiến việc soạn giáo án, PP giảng dạy trên lớp, PP hƣớng dẫn học sinh tự học...theo hƣớng đổi mới ).

Các đợt thi đua của Trung tâm cần chú trọng nội dung thi đua đổi mới PPDH coi đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá sự phấn đấu của giáo viên. Phong trào thi đua phải tập trung vào các việc làm cụ thể:

- Thi đua cải tiến cách soạn giáo án.

Giáo viên phải coi giáo án là bản kế hoạch cụ thể chi tiết về các hoạt động của Thầy và Trò ở trên lớp, giáo án thể hiện đƣợc sự đổi mới PPDH, thể hiện rõ vai trò chủ đạo, điều khiển của thầy trong việc truyền thụ tri thức và sự chủ động, tự giác, tích cực, sáng tạo của trò trong việc lĩnh hội tri thức.. Để hỗ trợ cho hoạt động này, Trung tâm cần cho sƣu tầm các mẫu giáo án do các chuyên gia soạn hay các giáo án của các giáo viên đƣợc công nhận là “Giáo viên giỏi” cấp tỉnh trở lên(chú ý đến các giáo án điện tử) để giáo viên tham khảo học tập.

Tinh thần thi đua phải đƣợc giáo viên hƣởng ứng. - Thi đua cải tiến PP giảng dạy trên lớp:

Cải tiến PP giảng dạy trên lớp là cần từng bƣớc khắc phục và dần loại bỏ cách dạy “ Thầy đọc – Trò chép” , nâng cao trách nhiệm ngƣời Thầy trƣớc học sinh; chuyển dần nhận thức của giáo viên từ chỗ quan niệm : thầy là ngƣời truyền thụ kiến thức (mang tính áp đặt), trò chỉ tiếp thu một cách thụ động, sang quan niệm: thầy là ngƣời điều khiển cho học sinh tự khám phá kiến thức, học sinh ngoài việc học đƣợc kiến thức còn học đƣợc cách học;

Trong các tiết học tính tƣơng tác giữa Thầy và Trò, giữa Trò và Trò đƣợc phát huy, tính thân thiện đƣợc nâng cao, sự giao lƣu đƣợc tăng cƣờng, giáo viên thu nhận ngày càng nhiều các thông tin ngƣợc từ phía học sinh… và tất cả là làm cho học sinh chủ động tích cực học tập, phát huy đƣợc khả năng sáng tạo. Cải tiến PP giảng dạy cũng cần chú ý đến việc sử dụng các PPDH mới, các cách thức tổ chức hình thức dạy học mới sao cho phù hợp , tránh các tƣ tƣởng bảo thủ chỉ dùng các PPDH truyền thống hay cách nghĩ sai lầm là phải luôn sử dụng các PPDH hiện đại mới là đổi mới.

- Thi đua cải tiến PP hƣớng dẫn học sinh tự học:

Giáo viên phải bỏ đƣợc thói quen suy nghĩ việc hƣớng dẫn PP tự học cho học sinh là không quan trọng và dành rất ít thời gian và công sức cho việc này. Trung tâm phải chỉ đạo giáo viên đánh giá đúng vai trò tác dụng của PP tự học của học sinh đối với quá trình học tập của họ và việc giáo viên hƣớng dẫn, bồi dƣỡng về PP tự học cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình dạy học mà từ đó có sự đầu tƣ cho hoạt động này một cách xứng đáng. Trong hoạt động này giáo viên đóng vai trò là ngƣời hƣớng dẫn cho học sinh tự thiết kế chƣơng trình tự học của mình và tự giác thực hiện chƣơng trình đó.

* Làm tốt công tác tƣ tƣởng đề cao tinh thần hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong quá trình đổi mới PPDH trong đội ngũ giáo viên.

Để thực hiện đổi mới PPDH, mỗi giáo viên cần nhiều đến sự hợp tác giúp đỡ từ việc trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ đến việc phổ biến giúp nhau kỹ năng sử dụng các phƣơng tiện trang thiết bị dạy học hiện đại, rồi nhiều khi giáo viên phải phối hợp với nhau theo cặp hay theo nhóm trong các hoạt động dạy học theo PPDH hiện đại. Vì vậy BGĐ Trung tâm, trong công tác chỉ đạo của mình phải chú ý làm công tác tƣ tƣởng cho giáo viên tinh thần sẵn sàng hợp tác, tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ trong quá trình giảng dạy và đổi mới PPDH.

Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong TT đối với công tác này là rất quan trọng, cần đƣợc khai thác và phát huy.

* Tuyên truyền giáo dục ý thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh, chuẩn bị tâm thế cho các em sẵn sàng thích ứng với PPDH mới. Chú ý tham khảo ý kiến học sinh về năng lực giảng dạy và chất lƣợng các bài dạy của giáo viên theo hƣớng đổi mới PPDH

Học sinh là đối tƣợng giáo dục của giáo viên, nhƣng xét ở khía cạnh khác thì có thể coi học sinh là đối tác cùng giáo viên tiến hành thực hiện một tiết học, chính vì vậy sự hợp tác của học sinh trong quá trình thực hiện tiết học quyết định sự thành công hay thất bại của tiết học đó. Mục đích của đổi mới PPDH là nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh, làm cho họ chủ động tích cực tự giác trong học tập.; để đạt đƣợc mục đích này đòi hỏi học sinh phải thật sự hợp tác trong giờ học, mà để học sinh có khả năng hợp tác thì các em phải thích nghi với cách dạy của giáo viên.

Nhƣ vậy nhiệm vụ của Trung tâm và trƣớc hết là của Ban Giám đốc là phải chỉ đạo thực hiện tốt việc tuyên truyền giáo dục động cơ thái độ học tập đúng đắn cho học sinh để từ đó các em có ý thức tự giác phấn đấu vƣơn lên trong học tập, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về tƣ tƣởng tình cảm cho các em đón nhận và thích ứng với sự thay đổi PPDH của giáo viên một cách nhanh nhất, tạo điều kiện để việc đổi mới PPDH đạt hiệu quả cao .

Việc tuyên truyền giáo dục động cơ thái độ học tập của học sinh phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên liên tục ở tất cả các cấp độ toàn trung tâm, tập thể lớp, tập thể chi đoàn thanh niên, nhóm bạn, đôi bạn…; bằng nhiều hình thức phong phú khác nhau và với nhiều lực lƣợng tham gia: Trung tâm(BGĐ, hội đồng giáo dục của Trung tâm, các đoàn thể trong Trung tâm…), gia đình và xã hội.

* Xây dựng quy chế khen thƣởng - kỷ luật chi tiết, cụ thể nhằm khuyến khích những cá nhân đạt thành tích tốt, nhắc nhở những cá nhân không có ý thức đổi mới PPDH.

Trung tâm GDTX Ninh Giang đã tiến hành triển khai công tác đổi mới PPDH đƣợc nhiều năm, tuy nhiên thành quả chƣa đạt đƣợc là bao, hiện trạng này có nhiều nguyên nhân nhƣng nguyên nhân căn bản mang tính quyết định là ý thức thực hiện của phần lớn giáo viên là chƣa tốt. Ngoài một số giáo viên có tâm huyết nhiệt tình say mê công việc, cố gắng phấn đấu không mệt mỏi trong việc cải tiến đổi mới PPDH, nâng dần chất lƣợng dạy học, các giáo viên còn lại hoặc vẫn mang tƣ tƣởng bảo thủ không chịu đổi mới hoặc do nhận thức chƣa đầy đủ họ có tham gia quá trình này nhƣng với ý thức không thực sự tự giác, họ làm cho có mang tính hình thức không đầu tƣ nhiều công sức trí tuệ khó mang lại hiệu quả thiết thực, mục đích của họ là tránh sự phê bình nhắc nhở của lãnh đạo, tránh ảnh hƣởng đến kết quả xếp loại giáo viên và kết quả thi đua.

Từ trƣớc tới nay Trung tâm cũng chƣa có đƣợc bất kỳ một bản quy chế riêng quy định các hình thức khen thƣởng – kỷ luật trong lĩnh vực này.

Nhƣ vậy để đẩy mạnh hoạt động đổi mới PPDH các nhà trƣờng cần xây dựng một bản quy chế cụ thể chi tiết, quy định rõ các chế độ khen thƣởng đối với những thành viên tích cực, có thành tích tốt, có tác động thúc đẩy phong trào TT, đồng thời cũng có những quy định mức phê phán, trách phạt với các chƣa tích cực. Bản quy chế này phải đƣợc xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, khách quan do ban Giám đốc dự thảo và có sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên, có ý kiến góp ý của các chuyên gia, ý kiến đóng góp của các ban ngành đoàn thể và mọi thành viên trong Trung tâm, đƣợc sự đồng thuận của hội đồng giáo dục Trung tâm.

Một phần của tài liệu quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện ninh giang,tỉnh hải dương (Trang 74)