- Đơn vị nộp Tên người nộp:
14. Tên viết tắt người đánh máy và số lượng bản đánh máy hoặc sao chụp
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG II SOẠN THẢO VÃN BẢN PHÁP QƯY
II. SOẠN THẢO VÃN BẢN PHÁP QƯY
l ẻ Những yêu cầu của văn bản pháp quv
Để văn bản quản lý nói chung và văn bàn pháp quy nói riêng phát huy đầy đủ các chức năng của nó thì khi soạn thảo cần phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Văn bản pháp quy phải bảo đàm tính mục đích. Trước khi ban hành một văn bản nào, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định được văn bản này nhằm giải quyết vấn đề gì? Mức độ thực hiện đến đâu? Tính mục đích cịn thể hiện ở chỗ nội dung của vãn bản phải phù hợp với đường lối của Đảng, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của đất nước, của từng địa phương trong từng giai đoạn Cách mạng. Đồng thời văn bản pháp quy phải phản ánh đúng đắn đầy đủ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân lao động, được nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện.
- Văn bản pháp quy phải bảo đảm tính khoa học - đây là yêu cầu tổng quát cả về nội dung và hình thức.
+ Về nội dung:
Vãn bản pháp quy phải có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết. Các sự kiện và số liệu phải chính xác và có giá trị hiện thời, khơng được sử dụng thông tin đã cũ. Nội dung văn bản đề cập phải phù hợp với sự vận động các quy luật khách quan và xu thê của thời đại. Các mệnh lệnh, các vấn đề phải rõ ràng không để cho người đọc hiểu theo nhiều cách khác nhau.
+ Về hình thức:
Phải căn cứ vào hình thức văn bản để lựa chọn cách trình bày cho thích hợp, bảo đảm bố cục lôgic khoa học từ đặt vấn đề
Chương VU: Soạn thảo văn bản quản lý
giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề. Chỉ được sử dụng ngôn ngữ đơn nghĩa, ngắn gọn nhưng phản ánh đầy đủ ý chí và mệnh lệnh của Nhà nước, tránh dùng từ đa nghĩa dẫn đến người đọc có thể hiểu khác nhau, hiểu sai mục đích nội dung của văn bản; từ ngữ phải bảo đảm sự trang trọng và tính đại chúng, phổ thơng để tạo điều kiện cho mọi đối tượng có thể hiểu và thực hiện đồng bộ, tránh dùng từ địa phương,tiếng lóng, từ thơ tục... Việc sử dụng các dấu như dấu hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu chấm lửng (...) hoặc dấu "v.v..." cũng phải chính xác và đúng tâm trạng các văn bản.
- Văn bản pháp quy phải đảm bảo tính quy phạm
Quy phạm pháp luật là những quy tắc sử xự mang tính bắt buộc chung do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết. Nhưng những ý chí đó của nhà nước chỉ có áp dụng cho các chủ thể trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định. Do đó mỗi nội dung, mệnh lệnh cụ thể phải được nêu thành những quy phạm tức là phải nêu rõ:
+ Những điều kiện, hoàn cảnh và chủ thể mà Nhà nước cần tác động.
+ Trong hồn cảnh đó, Nhà nước muốn chủ thể phải sử xự như thế nào (quy định).
+ Nếu không thực hiện đúng và đầy đủ mệnh lệnh của Nhà nước thì Nhà nước sẽ xử lý như thế nào (chế tài).
- Văn bản pháp quy phải có tính đại chúng:
Đối tượng thi hành các văn bản pháp quy là quảng đại quần chúng với những trình độ học vấn khác nhau, do đó văn bản phải