VỊ trí, tính chất của cơng tác lưu trữ

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị văn phòng ( chương vi) (Trang 78 - 79)

I. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC LƯU TRỮ

3. VỊ trí, tính chất của cơng tác lưu trữ

Công tác lưu trữ là một bộ phận của công tác quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm quản lý một bộ phận tài sản quan trọng của Nhà nước.

Công tác lưu trữ là một công tác nghiệp vụ chuyên mơn có hệ thống lý luận nghiệp vụ riêng và có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương.

Trong đời sống xã hội, công tác lưu trữ phục vụ cho mọi nhu cầu công tác của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang, các cán bộ nhân viên trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hố, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật.

Trong đời sống của mỗi cá nhân, gia đình tập thể, công tác lưu trữ tư nhân cũng có ý nghĩa rất lớn, cung cấp thông tin cần thiết cho các lĩnh vực hoạt động.

* Công tác lim trữ phái đảm bảo

- Tính khoa học: Để đảm bảo an tồn và tổ chức sử dụng có

hiệu quả các tài liệu lưu trữ các khâu nghiệp vụ của công tác lưu

trữ cần phải tiến hành theo những phương pháp khoa học. Mặt khác, công tác lưu trữ phải thường xuyên nghiên cứu lý luận và thực tiễn, ứng dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật vào hoàn cảnh thực tế của đất nước.

- Tính cơ mật: Tài liệu lưu trữ chứa đựng những bí mật Nhà nưóc, kẻ thù có thể dùng nhiều thủ đoạn để đánh cắp, đánh tráo, sao chụp khai thác những tài liệu này để phục vụ cho mưu đồ phá hoại của chúng. Vì vậy, cơng tác lưu trữ phải luôn cảnh giác, giữ đúng nguyên tắc, nội quy để đảm bảo bí mật quốc gia: Thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước ban hành.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị văn phòng ( chương vi) (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)