Những biến động lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hối đoái hoán đổi tại các NHTM việt nam (Trang 41 - 43)

I. BỐI CẢNH THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƢỚC

2. Đặc trƣng thị trƣờng ngoại hối Việt Nam thời gian qua

2.2. Những biến động lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất

Trong giai đoạn đầu thời kì đổi mới năm 1989, Nhà nƣớc phải dùng ngân sách nhà nƣớc bù lỗ cho các ngân hàng thực hiện cơ cấu lãi suất ấn định theo đối tƣợng, ngành nghề và kì hạn. Năm 1990 lãi suất trần tín dụng và sàn tiền gửi đƣợc áp dụng nhƣng cịn phân biệt theo kì hạn và loại hình khách hàng . Cơ chế lãi suất cịn nhiều bất hợp lí : Lãi suất thấp hơn tỉ lệ lạm phát , lãi suất tiền gửi cao hơn cho vay, phân biệt giữa tổ chức kinh tế và cá nhân , khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, chênh lệch lãi suất cho vay ngắn hạn lớn hơn trung, dài hạn, tiền gửi thanh tốn khơng đƣợc hƣởng lãi. Giai đoạn 1992-1996 , Ngân sách Nhà Nƣớc chấm dứt bù lỗ , ngân hàng đƣợc áp dụng cho vay theo lãi suất thoả thuận đối với khu vực ngoài quốc doanh . Từ năm 1993, nhà nƣớc bỏ hẳn hình thức lãi suất theo ngành , chỉ qui định trần và sàn lãi suất theo kì hạn giao dịch.

Năm 1993 thị trƣờng nội tệ liên ngân hàng ra đời theo quyết định 136/QĐ- NH2 nhƣng hoạt động yết ớt và kém hiệu quả , ban đầu có tổ chức các phiên giao dịch theo tuần và sau đó là theo ngày làm việc của ngân hàng . Hàng hoá chủ yếu là trái phiếu, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng có thể chuyển

nhƣợng , song sau đó từ năm 1996 nền kinh tế có phần suy giảm , hấp thụ vốn kém , tình trạng dƣ thừa vốn khả dụng làm cho thị trƣờng nội tệ liên ngân hàng hầu nhƣ khơng cịn hoạt động.

Từ 1/1/1996, NHNN chỉ qui định trần lãi suất cho vay ,và giới hạn chênh lệch lãi suất cho vay – tiền gửi bình quân tối đa là 0,35 %/ tháng , từ đó các ngân hàng thƣơng mại tự qui định lãi suất cụ thể . Việc xoá bỏ qui định về chênh lệch lãi suất đầu năm 1998 và việc kiểm soát lãi suất tiết kiệm ngoại tệ năm 2000 , đã tạo cơ sở tự do hoá lãi suất . Trong năm 1999 và 2000 , giảm liên tục trần lãi suất cho vay , do những dấu hiệu giảm phát và tình hình mất cân đối cung - cầu tín dụng trong nền kinh tế, tuy nhiên khơng đạt đƣợc mục tiêu thống nhất chính sách lãi suất và kích cầu đầu tƣ.

Ngày 2/ 8/2000, Thống đốc NHNN ban hành : Quyết định 241/2000/QĐ- NHNN1 công bố lãi suất cơ bản làm cơ sở ấn định lãi suất cho vay bằng VND. QĐ 243 công bố biên độ lãi suất USD , các ngoại tệ khác do tổng giám đốc hoặc giám đốc tổ chức tín dụng quyết định . Lãi suất cơ bản xác định trong từng thời kì , phụ thuộc chính sách tài chính –tiền tệ quốc gia, cung cầu vốn trong nền kinh tế và lãi suất cho vay trên thị trƣờng liên ngân hàng . Lãi suất thị trƣờng dần có chiều hƣớng tăng trở lại, các NHTM cũng giải quyết đƣợc vốn dƣ thừa bằng tín phiếu kho bạc, đầu tƣ ngân sách ; cầu tín dụng trong nền kinh tế đều tăng, đặc biệt trong hoạt động XNK ...Từ tháng 6-2001 , Ngân hàng Nhà nƣớc chính thức thực hiện cơ chế tự do hoá lãi suất ngoại tệ , tiếp đến tháng 6-2002 thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận Đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Theo đó, các TCTD đƣợc quyền chủ động trong qui định cụ thể lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của mình trên cơ sở cung cầu vốn , quan hệ với khách hàng .

Một loạt những thay đổi và biến động trong việc điều chỉnh lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ cùng với cơ chế điều hành linh hoạt cuả NHNN đã mở rộng quyền

chủ động của các TCTD , tạo đƣợc liên hệ giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ, lãi suất USD trong nƣớc và lãi suất USD trên thị trƣờng quốc tế ( cụ thể là lãi suất SIBOR trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng Singapore). Tuy vốn vào ra ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, chƣa phù hợp nhu cầu nguồn vốn lớn, ổn định trung và dài hạn cho q trình cơng nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc, nhƣng nhìn chung ngân hàng nhà nƣớc đã thành cơng trong việc từng bƣớc giảm lãi suất cho vay, góp phần ổn định lạm phát , kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói cách khác với cơ chế điều hành lãi suất là công cụ gián tiếp theo xu hƣớng hội nhập khu vực và thế giới, đã tác động hình thành nên lãi suất bình quân, phản ánh tƣơng đối sát cung –cầu vốn trong nền kinh tế. Song phải lƣu ý, tuy tự do hoá lãi suất là xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣng nó địi hỏi một thị trƣờng tài chính với các trung gian tài chính , đặc biệt là các ngân hàng biết quản lí rủi ro và vốn khả dụng thơng qua các cơng cụ tài chính. Thị trƣờng tài chính Việt Nam cịn rất mới mẻ và đang trong q trình cải tổ , chƣa quen với việc quản lí vốn khả dụng một cách tích cực . Do đó để phát huy hiệu quả của việc quản lí và điều hành lãi suất cần có sự phối hợp sử dụng tốt các công cụ khác của chính sách tiền tệ. Mặt khác NHNN cần tổng hợp và cập nhật đầy đủ các thông tin , kịp thời can thiệp , theo sát với những diễn biến của thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hối đoái hoán đổi tại các NHTM việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)