Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch - ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 96 - 98)

I Lợi nhuận trước thuế

3.2.3.6.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

1 Thu lãi cho vay 245 9% 406 0% 402 % 2Thu về kinh doanh ngoại tệ 70 6% 520 3% 48 %

3.2.3.6.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong bất cứ tổ chức nào, lĩnh vực nào thì yếu tố về nhân lực vẫn được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành công. Đối với ngân hàng, chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố trung tâm, có tính quyết định đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Hiện nay, cạnh tranh về nguồn nhân lực giữa các ngân hàng đang diễn ra gay gắt. Tình trạng “chảy máu chất xám” là vấn đề thường hay xảy ra ở các ngân hàng, trong đó có Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập mở cửa, các ngân hàng, doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng trả lương cao và các chế độ đãi ngộ hậu hĩnh để thu hút nhân tài. Trước xu thế này, Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phải có chiến lược giữ chân và thu hút cán bộ có trình độ và kinh nghiệm để tránh áp lực cạnh tranh từ ngân hàng khác. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nên theo hướng:

- Tăng cường công tác đào tạo tại chỗ, tự đào tạo, đào tạo ngắn hạn để bổ sung cập nhật những kiến thức cho cán bộ nói chung, cán bộ phụ trách các dịch vụ ngân hàng nói riêng nhằm đào tạo bổ sung các kiến thức về ngân hàng, về quản trị kinh doanh, về kỹ năng nghiệp vụ ứng xử, về các nghiệp vụ mới. Thuê các tổ chức tư vấn, gửi cán bộ tới các ngân hàng khác học hỏi, gửi cán bộ đến các trường học, thường xuyên mời các chuyên gia kinh tế về truyền đạt kinh nghiệm. Bên cạnh đó thường xuyên bồi dưỡng, trao đổi tư tưởng, đạo đức, ý thức trách nhiệm, kinh nghiệm của cán bộ lãnh đạo trực tiếp mình. Đặc biệt đầu tư đào tạo có định hướng cho các cán bộ trẻ, các cán bộ mới và những cán bộ có tâm huyết với ngân hàng nhằm thiết lập hệ thống cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong tương lai. Từ đó tạo mối quan hệ gắn bó, tinh thần trách nhiệm trong công việc và tạo những cơ hội phát triển cho nhân viên. Có biện pháp quản lý hiệu quả, tạo môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh, tổ chức và phân công công việc phù hợp, kêt hợp biện pháp hành chính với biện pháp kinh tế làm đòn bẩy tạo hiệu quả làm việc cao và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro từ phía con người.

- Thực hiện quy chế khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh và kịp thời, rõ ràng, minh bạch. Khuyến khích và tạo động lực cho người lao động làm việc có trách nhiệm, tận tâm và nhiệt huyết hơn. Hàng tháng nên có tổng kết và có chính sách khen thưởng các nhân viên tốt nhằm khuyến khích động viên đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn.

- Cần có chiến lược tuyển dụng trong đó đưa ra các hệ thống tiêu chuẩn và cách thức tổ chức thi tuyển chặt chẽ, đảm bảo chất lượng đàu vào của nhân sự. Cần đặt ra các yêu cầu cao với nhân sự, buộc các thành viên mới phải phát huy trí lực, tính năng động, sáng tạo trong việc tạo ra hiệu quả, tạo dựng không khí thi đua, phấn đấu của toàn ngân hàng.

- Định kỳ tổ chức thi nghiệp vụ, đánh giá chất lượng nghiệp vụ cuả đội ngũ nhân viên và coi đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc thực hiện các chế độ đãi ngộ. Từ đó cương quyết sắp xếp lại hoặc không sử dụng cán bộ

không có năng lực phù hợp. Mạnh dạn sử dụng và bổ sung các cán bộ trẻ, được đào tạo căn bản, có trình độ chuyên môn cao, có tư cách đạo đức tốt vào các vị trí chủ chốt của ngân hàng.

- Hàng năm Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam cần tổ chức hội thảo nghề nghiệp cho nhân viên tạo mối đoàn kết, tổ chức các chương trình phát triển nghề nghiệp toàn hệ thống để tạo động lực và khuyến khích đội ngũ cán bộ nâng cao kiến thức, nâng cao nỗ lực phát huy công việc của mình trong sự nghiệp phát triển chung của ngân hàng và sự phát triển riêng của từng cán bộ.

3.3. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch - ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 96 - 98)