Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch - ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 75 - 79)

I Lợi nhuận trước thuế

2.3.2.2.Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan

1 Thu lãi cho vay 245 9% 406 0% 402 % 2Thu về kinh doanh ngoại tệ 70 6% 520 3% 48 %

2.3.2.2.Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chưa có chính sách Marketing phù hợp để có thể thu hút khách hàng, đưa các dịch vụ mới đến với khách hàng.

Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chưa có chiến lược marketing cụ thể, rõ ràng trong hoạt động dịch vụ, công tác ứng dụng marketing còn yếu, chưa được chú trọng và thiếu chuyên nghiệp. Xét về danh mục dịch vụ, Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hiện đang có một danh mục khá phong phú so với các ngân hàng trong nước, tuy nhiên các dịch vụ này lại chưa được quảng bá, phổ biến rộng rãi để khách hàng biết và sử dụng. Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam còn chưa chú trọng việc áp dụng quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc tiếp thị dịch vụ đến tay người tiêu dùng còn hạn chế. Công tác nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện nghiêm túc và bài bản, chủ yếu mới tập trung tìm hiểu tâm lý và nhu cầu sử dụng của các tổ

chức kinh tế lớn, chưa tập trung vào đối tượng là khách hàng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, khách hàng cá nhân.

Hơn nữa, Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chỉ mới chú trọng marketing đối với các hoạt động huy động vốn và thúc đẩy tín dụng mà chưa chú trọng đến marketing nhằm phát triển doanh số hoạt động dịch vụ, chính điều này đã hạn chế khả năng mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Thứ hai, chưa có một chiến lược phát triển dịch vụ dài hạn và kế hoạch phát triển cụ thể.

Với vai trò là một chi nhánh, Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hoạt động hoàn toàn phải căn cứ vào chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Chi nhánh không được chủ động quyết định phát triển dịch vụ nào đó nếu chưa có sự phê duyệt của Tổng Giám đốc. do vậy, việc cung cấp dịch vụ của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chỉ mang tính chất “duy trì” hơn là “phát triển” đa dạng hóa chuyên sâu. Tuy nhiên, trong phạm vi quyền hạn của mình, Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng chưa thực sự tích cực trong việc mở rộng đối tượng khách hàng, nghiên cứu và đề xuất ứng dụng các dịch vụ mới.

Thứ ba, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Mặc dù Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam luôn chú trọng đầu tư cho công nghệ ngân hàng, tuy nhiên ở chừng mực nào đó nó vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu cần thiết cho sự phát triển dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ứng dụng trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ này thường đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn bao gồm cả chi phí về phần mềm ứng dụng cũng

như cơ sở vật chất.

Thứ tư, trình độ, năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế và chưa đồng đều.

Đội ngũ cán bộ của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hầu hết chưa được đào tạo bài bản kiến thức về các dịch vụ ngân hàng hiện đại, về dự án hiện đại hóa ngân hàng. Phong cách phục vụ, thái độ và kỹ năng giao tiếp khách hàng của nhân viên còn chưa được chú trọng đào tạo bài bản, chuyên nghiệp mà hiện tại sự hoàn thiện kỹ năng chủ yếu dựa trên các kinh nghiệm truyền miệng.

* Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, người dân chưa có thói quen sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Cùng với sự tiến bộ của xã hội, các hình thức thanh quyết toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển như chuyển khoản, trả bằng séc hay thẻ … cũng xuất hiện. Tuy nhiên, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa là thói quen cho một số lớn bộ phận dân chúng Việt Nam chúng ta. Đại đa số công chúng Việt Nam chưa sử dụng nên chưa biết đến các tiện ích hữu dụng của các dịch vụ ngân hàng.

Hiện nay, thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm trên 30% trong bán buôn và 95% trong bán lẻ. Các cơ sở cung ứng dịch vụ, hàng hóa hầu hết chỉ muốn thu tiền mặt cho nhanh chóng và tránh được sự kiểm soát của nhà nước. Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu được sử dụng trong các cơ quan, tổ chức, ở các trung tâm thành phố lớn.

Ngoài ra, tâm lý e ngại sợ người khác biết thu nhập của mình cũng khiến cho người dân ít quan tâm tới các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Hơn nữa, các thủ tục giao dịch ngân hàng còn rườm rà, chưa thuận tiện cho khách hàng, phong cách phục vụ chưa ân cần, thân thiện cũng là rào

cản hạn chế khách hàng tiếp cận ngân hàng.

Thứ hai, khuôn khổ thế chế liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng còn chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ.

Hệ thống pháp luật ngân hàng chưa hoàn chỉnh, đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế, do vậy chưa tạo được hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động dịch vụ ngân hàng. Các thông tư hướng dẫn vẫn còn chậm ban hành, hệ thống thông tin quản lý chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, tính minh bạch trên thị trường chưa được tôn trọng.

Chính sách quản lý dịch vụ ngân hàng chưa thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển dịch vụ ngân hàng mới. Chính sách phí dịch vụ ngân hàng chưa có sự phân biệt giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại, thiếu cơ chế xử lý rủi ro dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ mới. Ngân hàng Nhà nước còn hạn chế về khả năng giám sát cung ứng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là chưa có khả năng cảnh báo sớm về rủi ro trong hoạt động ngân hàng hiện đại.

Thứ ba, thị trường tài chính Việt Nam chưa thực sự phát triển.

Thị trường tài chính tiền tệ và thị trường chứng khoán có ảnh hưởng rất lớn và tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngân hàng. Thị trường tài chính tiền tệ phát triển sẽ là điều kiện để các ngân hàng thương mại có cơ hội phát triển các dịch vụ trên các thị trường này. Khi thị trường chứng khoán phát triển thì buộc các nhà đầu tư phải giao dịch thanh toán, chuyển tiền lẫn nhau, và sử dụng ngân hàng điện tử để tiện cho việc giao dịch của họ. Nhà đầu tư chứng khoán có lợi có thể chuyển một phần lãi sang tiết kiệm để an toàn vốn của mình, hoặc có thể vay ngân hàng để đầu tư nhiều hơn và tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn.

chậm trễ, thị trường chứng khoán có những biến động bất thường, không ổn định, có lúc quá nóng và có lúc đóng băng đã tác động bất lợi không nhỏ đến các ngân hàng thương mại nói chung và Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng.

Chương 3

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch - ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 75 - 79)