Chuyển tiền đi 420 25% 88 32% 222 35% 2Chuyển tiền đến 223 99% 22 5% 202 5%

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch - ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 58 - 67)

I Lợi nhuận trước thuế

1 Chuyển tiền đi 420 25% 88 32% 222 35% 2Chuyển tiền đến 223 99% 22 5% 202 5%

Doanh số thanh toán 1.643 31% 2.093 27% 1.424 -32%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009 của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

Doanh số chuyển tiền đi năm 2007 đạt 1.420 triệu USD (tăng 25% so với năm 2006) và đến năm 2008 doanh số đạt tới 1.881 triệu USD (tăng 32% so với năm 2007). Tuy nhiên, năm 2009 doanh số chuyển tiền đi đã sụt giảm chỉ còn 1.222 triệu USD. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác. Các ngân hàng thương mại khác đã nâng cao năng lực trong thanh toán quốc tế và đưa ra các biểu phí ưu đãi thu hút một khối lượng lớn khách hàng của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Doanh số chuyển tiền đến tăng vọt vào năm 2007 đạt 223 triệu USD tương ứng tăng 99% so với năm 2006. Tuy nhiên 2 năm tiếp theo doanh số không tăng mà chỉ duy trì ở mức xấp xỉ hơn 200 triệu USD.

b- Thanh toán nhờ thu

Đơn vị tính: triệu USD TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Giá trị +/- so với năm trước Giá trị +/- so với năm trước Giá trị +/- so với năm trước 1 Nhờ thu hàng nhập 32 23% 36 13% 37 3% 2 Nhờ thu hàng xuất 23 -26% 26 13% 27 4%

Doanh số thanh toán 55 -4% 62 13% 61 3%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009 của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

Doanh số thanh toán nhờ thu có sự tăng lên qua các năm song tốc độ tăng không nhiều. Xét trong tổng thể các phương thức thanh toán quốc tế thì nhờ thu chiếm tỷ trọng thấp. Nhờ thu là phương thức thanh toán chứa đựng nhiều rủi ro cho các bên tham gia kể cả ngân hàng, do đó điều tất yếu là doanh số của phương thức thanh toán này đạt thấp.

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng doanh số thanh toán quốc tế

Doanh số thanh toán nhờ thu của các năm chỉ đạt xấp xỉ 2% trong tổng doanh số thanh toán quốc tế. Trong thanh toán nhờ thu thì nhờ thu hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhờ thu hàng nhập khẩu. Nguyên nhân là do nó

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009 của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

thực sự không an toàn cho nhà xuất khẩu.

c- Thanh toán L/C

Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu năm 2007 và 2008 có sự giảm nhẹ (giảm 2% so với năm trước) và năm 2009 đã tăng lên đạt 1.158 triệu USD. Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu giảm mạnh năm 2007 (giảm 45% so với năm 2006), nhưng đến năm 2008 đã có sự tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, năm 2009 lại là năm tình hình thanh toán L/C xuất khẩu bị sụt giảm, chỉ đạt 256 triệu USD, giảm 21% so với năm 2008.

Bảng 2.7. Tình hình thanh toán L/C

Đơn vị tính: triệu USD

TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Giá trị +/- so với năm trước Giá trị +/- so với năm trước Giá trị +/- so với năm trước 1 Thanh toán L/C nhập 1.109 -2% 1.086 -2% 1.158 7% 2 Thanh toán L/C xuất 235 -45% 324 38% 256 -21%

Doanh số thanh toán 1.344 -14% 1.410 5% 1.414 0%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009 của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

Nhìn vào cơ cấu tỷ trọng ta thấy rõ sự chênh lệch giữa tỷ lệ thanh toán L/C nhập và L/C xuất. Tỷ trọng thanh toán L/C nhập luôn ở mức cao (xấp xỉ 80% trong tổng doanh số thanh toán) và tăng trưởng ổn định. Trong khi đó, tỷ trọng thanh toán L/C xuất chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn và tăng trưởng không bền vững.

Như vậy ta có thể nhận xét chung về tình hình triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua như sau:

Nguyên nhân là do chất lượng thanh toán của ngân hàng ngày càng cao, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế cũng ngày càng được cải thiện.

- Tốc độ thanh toán quốc tế đã tăng lên rất nhiều và bằng chứng là năm 2007, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn.

2.2.1.3. Dịch vụ bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng là một trong những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại đã ra đời từ khá lâu và đã được các ngân hàng thương mại Việt Nam ứng dụng và phát triển trong những năm qua. Việc áp dụng nghiệp vụ bảo lãnh trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại đã giúp cho các Ngân hàng mở rộng hoạt động của mình, tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Hiện nay, Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã có các hình thức bảo lãnh sau: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, bảo lãnh vay vốn.

Số món phát hành bảo lãnh tăng đều qua các năm. Năm 2007 đạt 2.610 món (tăng 28% so với năm 2006), năm 2008 đạt 3.032 món (tăng 16% so với năm 2007) và năm 2009 đạt 3.572 món, tăng tương ứng là 16% so với năm 2008.

Song song với việc tăng số mòn phát hành, doanh số phát hành bảo lãnh của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng tăng trưởng tốt. Năm 2008 doanh số bảo lãnh tăng 10% so với năm 2007 (đạt 1.554 tỷ VND) và đến năm 2009 doanh số bảo lãnh tăng lên đáng kể đạt 2.061 tỷ VND tương ứng tăng 33% so với năm 2008.

Bảng 2.8. Tình hình thực hiện dịch vụ bảo lãnh Đơn vị tính: món, tỷ VND TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Giá trị +/- so với năm trước Giá trị +/- so với năm trước Giá trị +/- so với năm trước 1 Số món phát hành 2.610 28% 3.032 16% 3.527 16% 2 Doanh số phát hành 1.410 25% 1.554 10% 2.061 33% 3 Phí thu được 15 67% 14 -7% 19 36% 4 Số dư bảo lãnh 1535 53% 1120 -27% 1622 45%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009 của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

Số món và doanh số phát hành bảo lãnh tăng trưởng tốt đã đem lại nguồn thu phí dịch vụ khá cao. Năm 2009 phí thu được từ dịch vụ bảo lãnh đạt 19 tỷ đồng tương ứng tăng 36% so với năm 2008.

2.2.1.4. Dịch vụ thẻ

Hiện nay các ngân hàng thương mại đang đi sâu vào phát triển và đa dạng hoá sản phẩm thẻ, tạo ra nhiều lựa chọn và ngày càng gia tăng sự thuận lợ cho khách hàng. Techcombank cho ra đời các sản phẩm thẻ mới như thẻ trao ngày F@st Access_i, là thẻ thanh toán nội địa mà khách hàng sẽ được nhận thẻ ngay tại thời điểm phát hành; thẻ F@st Uni là thẻ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, bạn có thể thực hiện rút tiền trực tiếp từ tài khoản tiết kiệm mà không cần phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng. Ngân hàng Đông Á tập trung vào phát triển các thẻ đa năng như thẻ đa năng Bác sỹ, thẻ Nhà giáo, thẻ đa năng Richland Hill, thẻ đa năng Đông Á, …

Ngày 26/4/2006, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chính thức ra mắt thẻ ghi nợ quốc tế VCB MTV Mastercard. Đây là sự kết hợp giữa 3 thương hiệu nổi tiếng là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chương trình truyền hình âm nhạc được yêu thích nhất thế giới và Mastercard,

một tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất. Thẻ VCB MTV Mastercard được coi là một biểu tượng của tuổi trẻ thời trang và sự đổi mới.

Thẻ VCB MTV có những đặc điểm nổi trội và tiện lợi cho giới trẻ năng động. Là chủ thẻ VCB MTV, bạn sẽ được miễn phí rút tiền mặt và thanh toán thẻ tại hơn 1.250 điểm đặt ATM và 10.000 đơn vị chấp nhận thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trên toàn quốc. Rút tiền mặt và thanh toán thẻ tại hơn 220 quốc gia với 250.000 ngân hàng thành viên của Mastercard trên toàn thế giới với mức độ bảo mật cao đối với 100% các giao dịch đều được xử lý điện tử thông qua hệ thống của VCB và Mastercard. Và hiện nay, thẻ VCB MTV Mastercard đã được thay thế bởi thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank Mastercard - Phong Cách.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam luôn xác định mục tiêu chiến lược của mình là đa dạng hóa dịch vụ và không ngừng đưa ra những dịch vụ mới có nhiều tính năng vượt trội, phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu. Vì vậy ngày 19/12/2006, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam tiếp tục đưa ra dịch vụ mới - thẻ Vietcombank SG24 - là sự kết hợp giữa Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và Công ty Truyền thông Sáng tạo Việt Nam. Thẻ Vietcombank SG24 là thẻ ghi nợ nội địa được kết nối trực tiếp với tài khoản cá nhân của khách hàng mở tại VCB. Với logo Connect 24 được in trên thẻ, khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa dịch vụ tại hàng ngàn đơn vị chấp nhận thẻ và hưởng hàng loạt tiện ích tại hệ thống ATM của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và các ngân hàng trong liên minh như chuyển khoản, thanh toán phí điện thoại, điện nước, phí bảo hiểm, rút tiền,… Bên cạnh đó, khách hàng còn được hưởng các chương trình ưu đãi, giảm giá tại các hệ thống nhà hàng, khách sạn, quán café, bar, spa, khu nghỉ mát, phòng khám, trung tâm ngoại ngữ du học… Hơn nữa, khi sử dụng thẻ Vietcombank SG24, chủ thẻ còn được hưởng trọn gói bảo hiểm tai nạn của

một hãng bảo hiểm uy tín.

Ngoài việc phát triển các loại thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam còn tập trung phát triển dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế. Thẻ Vietcombank VisaVietcombank MasterCard “Cội Nguồn” là hai dòng sản phẩm thẻ tín dụng được khách hàng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam bởi tính an toàn, bảo mật và tiện lợi. Hơn nữa, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam còn là ngân hàng độc quyền phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu American Express tại thị trường Việt Nam.

Do tính ưu việt và đa tiện ích của các loại thẻ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam cung cấp, đi kèm dịch vụ I-Banking hỗ trợ cho các chủ thẻ tra cứu thông tin trên tài khoản cho nên số lượng thẻ mà Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phát hành cũng như số lượng giao dịch qua thẻ ngày càng tăng cao qua các năm.

Về dịch vụ thẻ ATM

Lượng thẻ mới phát hành hàng năm tăng lên khá đồng đều khoảng xấp xỉ trên dưới 40.000 thẻ mới/năm. Doanh số rút tiền mặt từ ATM cũng tăng lên khá tốt. Năm 2007 doanh số rút tiền là 6.985 tỷ VND, năm 2008 là 8.008 tỷ VND (tăng 15% so với năm 2007) và đến năm 2009 doanh số rút tiền là 9.148 tỷ VND (tăng 14% so với năm 2008). Doanh số chuyển khoản qua ATM năm 2007 đạt 1.159 tỷ VND, năm 2008 là 1.709 tỷ VND (tăng 47% so với năm 2007) và đến năm 2009 doanh số rút tiền là 2.046tỷ VND (tăng 20% so với năm 2008). Nhìn chung, doanh số thanh toán qua thẻ ATM chưa nhiều, đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ này chủ yếu là các siêu thị hay các trung tâm thương mại lớn. Đa số khách hàng chỉ biết đến dịch vụ rút tiền qua thẻ ATM còn không biết và không quan tâm đến dịch vụ chuyển khoản qua thẻ ATM.

Bảng 2.9. Tình hình phát hành và thanh toán thẻ ATM Đơn vị: thẻ, tỷ VND TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Giá trị +/- so với năm trước Giá trị +/- so với năm trước Giá trị +/- so với năm trước 1 Thẻ ATM mới 49.635 28% 39.286 -21% 40.376 3% 2 Doanh số rút tiền 6.985 52% 8.008 15% 9.148 14% 3 Doanh số chuyển khoản 1.159 75% 1.709 47% 2.046 20%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009 của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

Đến cuối năm 2009, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam tiếp tục là ngân hàng có mạng lưới ATM cũng như POS lớn nhất thị trường với gần 15% thị phần về số lượng ATM (1.530 máy) và hơn 26% thị phần mạng lưới POS (hơn 1.700 máy POS). Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là đơn vị hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam với số lượng máy ATM và POS; giá trị giao dịch và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ.

Về dịch vụ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế

Tốc độ phát triển của 2 loại dịch vụ thẻ này tăng lên đáng kể trong thời gian vừa qua. Lượng thẻ mới phát hành hàng năm tăng lên khá đồng đều. Lượng thẻ tín dụng mới phát hành trong năm 2007 đạt 8.028 thẻ, năm 2008 đạt 9.270 và đến năm 2009 đạt số lượng thẻ phát hành mới là 11.229 thẻ. Riêng thẻ ghi nợ quốc tế tốc độ tăng lượng thẻ mới phát hành hàng năm đạt con số rất đáng ghi nhận. Lượng thẻ ghi nợ quốc tế mới phát hành trong năm 2007 đạt 7.736 thẻ (tăng 235% so với năm 2006), năm 2008 đạt 13.674 thẻ (tăng 77% so với năm 2007) và đến năm 2009 đạt số lượng thẻ phát hành mới là 26.264 thẻ (tăng 92% so với năm 2008). Doanh số thanh toán và chi tiêu

qua thẻ cũng tăng lên khá tốt. Doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng năm 2007 đạt 395 tỷ VND, năm 2008 là 456 tỷ VND (tăng 15% so với năm 2007) và đến năm 2009 doanh số rút tiền là 562 tỷ VND (tăng 23% so với năm 2008). Đặc biệt, đối với thẻ gh nợ quốc tế tốc độ tăng doanh số chi tiêu qua thẻ đạt rất cao. Năm 2007 doanh số chi tiêu là 55 tỷ VND, năm 2008 là 83 tỷ VND (tăng 51% so với năm 2007) và đến năm 2009 doanh số chi tiêu là 892 tỷ VND (tăng 975% so với năm 2008).

Từ tháng 4 năm 2009, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên áp dụng chuẩn EMV cho cả 2 thương hiệu VISA và Mastercard, triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến trên internet cho thẻ quốc tế và thẻ nội địa, đáp ứng được yêu cầu sử dụng thẻ của khách hàng và bắt kịp với xu thế phát triển của thị trường. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt 567 triệu USD, chiếm hớn 53% thị phần thanh toán thẻ quốc tế, 36% thị phần phát hành thẻ quốc tế và 21% thị phần phát hành thẻ nội địa, 33% thị phần doanh số sử dụng thẻ các loại.

Bảng 2.10. Tình hình hoạt động dịch vụ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế tại Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Đơn vị: thẻ, tỷ VND TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Giá trị +/- so với năm trước Giá trị +/- so với năm trước Giá trị +/- so với năm trước 1 Thẻ tín dụng Thẻ mới 8.028 14% 9.270 15% 11.229 21% Doanh số thanh toán 395 29% 456 15% 562 23%

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch - ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w