KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
1.1.3.2. Tín dụng khách hàng cá nhân
a. Khái niệm tín dụng khách hàng cá nhân
Tín dụng là hình thức vay mượn có hồn trả. Người cho vay nhường quyền sử dụng vốn cho người đi vay. Sau một thời gian nhất định người vay phải trả cả vốn và lãi cho người cho vay, như đã thảo thuận. Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng với các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Ngân hàng là người cho vay, họ nhường quyền sử dụng vốn cho các cá nhân, tổ chức,…sau một thời gian sử dụng vốn của Ngân hàng họ phải trả cả vốn và lãi cho Ngân hàng như đã thoả thuận. Các hình thức tín dụng của Ngân hàng thương mại rất đa dạng. Theo quy định cấp tín dụng là thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác. Như vậy tín dụng có thể thể hiện dưới các hình thức khác nhau: Tín dụng bằng tiền (cho vay), tín dụng bằng tài sản (cho thuê bằng tài chính), tín dụng bằng chữ tín (bảo lãnh). Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỉ trọng lớn nhất tại các NHTM. Do đó thuật ngữ tín dụng và cho vay thường được dùng đan xen và thay thế cho nhau. Nếu căn cứ vào các chủ thể vay vốn, tín dụng có thể chia làm 3 loại: Tín dụng doanh nghiệp (tín dụng bán bn), tín dụng cá nhân (tín dụng bán lẻ), và tín dụng cho các tổ chức
tài chính.
Như vậy, tín dụng cá nhân là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn của cá nhân hộ gia đình. Nhu cầu vốn cá nhân, hộ gia đình chủ yếu là nhu cầu về cư trú, mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhà cửa; nhu cầu mua sắm tiện nghi: ô tô, xe máy…; nhu cầu chi tiêu hàng ngày; nhu cầu đào tạo, y tế, giáo dục; nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh quy mơ gia đình… Tín dụng cá nhân là một loại hình tín dụng, vì vậy nó mang đầy đủ đặc điểm chung của tín dụng.
Thứ nhất, tín dụng dựa trên cơ sở lịng tin, Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho khách hàng, cá nhân hay doanh nghiệp khi có lịng tin vào việc khách hàng sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, hiệu quả và có khả năng trả nợ (gốc và lãi) đúng hạn.
Thứ hai, tín dụng là việc chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn. Ngân
hàng là trung gian tài chính, vừa đóng vai trị là người đi vay, vừa đóng vai trị là người cho vay. Nguồn vốn ngân hàng sử dụng cho vay được lấy từ nguồn vốn huy động, do vậy, tất cả các khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng đều phải có thời hạn, đảm bảo cho ngân hàng có thể hồn trả vốn huy động. Để xác định thời hạn cho vay hợp lý, ngân hàng phải căn cứ vào tính chất có thời hạn nguồn vốn của mình và quá trình luân chuyển vốn của đối tượng cho vay. Nếu nguồn vốn của ngân hàng ổn định thì thời hạn cho vay có thể dài hơn; và ngược lại nếu nguồn vốn của ngân hàng không ổn định và kỳ hạn ngắn, ngân hàng chỉ có thể cho vay với thời hạn ngắn để đảm bảo khả năng thanh toán. Đồng thời, thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay. Nếu thời hạn cho vay nhỏ hơn chu kỳ luân chuyển vốn của người đi vay, khi đó đến kỳ trả nợ mà khách hàng vẫn chưa có nguồn để trả nợ, gây khó khăn cho khách hàng. Nhưng nếu thời hạn vay dài hơn chu kỳ luân chuyển vốn, khách hàng rất có thể sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích vay, ngân hàng rất khó có thể kiểm sốt được, gây nhiều rủi ro cho ngân hàng. Đối với khách hàng cá nhân, thời hạn vay thường là ngắn và trung hạn vì các khoản vay thường nhỏ, nhằm trang trải cho các nhu cầu tiêu dùng cần thiết.
Thứ ba, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một giá trị trên nguyên tắc
phải trả thêm khoản lãi ngồi gốc, là chi phí của việc sử dụng vốn vay, đây là nguồn để ngân hàng bù đắp chi phí hoạt động, cũng như tạo ra lợi nhuận. Để thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng phải xác định lãi suất thực dương, hay lãi suất danh nghĩa phải lớn hơn tỉ lệ lạm phát (lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỉ lệ lạm phát).
b. Đặc điểm tín dụng khách hàng cá nhân
Tín dụng khách hàng cá nhân có một số đặc điểm sau:
Đối tượng và mục đích vay đa dạng
Khách hàng cá nhân là đối tượng vô cùng đa dạng, tạo nên một thị trường tiềm năng cho các ngân hàng. Đây là một nguồn khách hàng quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong các hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, KHCN ln là khách có những thơng tin tài chính và phi tài chính của họ rất khó xác định một cách chính xác vì có những nguồn thu ổn định có cơ sở để xác định, nhưng cũng có những nguồn thu nhập khơng ổn định và khơng có cơ sở để xác định. Bên cạnh đó, họ cịn rất hay thay đổi nơi cư trú, địa bàn hoạt động và nghề nghiệp. Một điểm quan trọng làm nên sự khác biệt của khách hàng cá nhân là đối tượng này phải chịu trách nhiệm dân sự vô hạn bằng tồn bộ tài sản của chính mình. Chính điều này, là một trở ngại lớn khiến nhóm này ít tiếp cận với các sản phẩm tín dụng của ngân hàng hơn là khách hàng doanh nghiệp. Theo đó, ngân hàng phải xây dựng hệ thống các sản phẩm cho vay phù hợp. Chẳng hạn, với mục đích bổ sung vốn kinh doanh thì đối tượng cho vay có thể bao gồm nhu cầu phát sinh trong các giai đoạn của một chu kỳ hoạt động như giai đoạn đầu vào là thanh tốn tiền vật tư hàng hóa, chi phí vận chuyển, giai đoạn sản xuất có các chi phí nhân cơng, chi phí sản xuất bằng tiền, giai đoạn tiêu thụ là các chi phí đóng gói, chi phí bán hàng, chi phí tiêu thụ bằng tiền khác,…
Với mục đích vay tiêu dùng, đối tượng cho vay có thể là các chi phí thanh tốn tiền mua các tài sản giá trị lớn như: nhà ở, xe cộ, các vật dụng gia đình, thanh tốn chi phí sinh hoạt như ăn ở, đi lại, học tập, chữa bệnh,…
Quy mô
nhưng số lượng của các khoản vay lớn. So với việc cho vay sản xuất kinh doanh, giá trị các khoản cho vay cá nhân không lớn. Điều này một phần do giá trị hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng ở mức vừa phải. Hơn nữa, đa số các khách hàng vay vốn đã có tích luỹ từ trước đối với các tài sản có giá trị lớn, họ chỉ tìm đến ngân hàng với mục đích hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng cá nhân. Tuy quy mô khoản vay này là nhỏ nhưng tổng quy mô cho vay của ngân hàng lại rất lớn, do số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tín dụng cá nhân thường rất lớn.
Chi phí cho vay cao
Do quy mơ các món vay KHCN thường nhỏ, khách hàng u cầu thời hạn giải quyết món vay phải nhanh nên chi phí thẩm định, chi phí lương chi trả cho các cán bộ tín dụng tăng thêm do số lượng phải nhiều hơn các bộ phận khách để đáp ứng yêu cầu công việc khi số lượng các khoản vay nhiều. Bên cạnh đó, do mục đích vay đa dạng nên ngân hàng phải tăng chi phí đầu tư vào xây dựng, phát triển các sản phẩm mới, phát triển đội ngũ nhân sự nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác từ các bước đầu tiên. Mở rộng hệ thống mạng lưới, quảng cáo tiếp thị, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận đối tượng khách hàng cá nhân ở từng địa bàn, khu vực. Khi tất cả các yếu tố đầu vào của quá trình cho vay KHCN đều tăng khiến cho nhà quản lý ngân hàng phải cân đối chi phí cho vay.
Rủi ro cho vay cao
Các gói tín dụng KHCN thường có mức độ rủi ro lớn và được coi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng. Điều này xuất phát từ 2 nguyên
nhân:
Rủi ro về lãi suất: Đối với các khoản cho vay kinh doanh, ngân hàng và khách hàng thường có sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi, tức là lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay. Vì vậy, nguy cơ rủi ro về lãi suất đối với cho vay kinh doanh sẽ thấp hơn so với cho vay cá nhân.
Cho vay khách hàng cá nhân dễ gặp rủi ro đạo đức. Khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập của người đi vay. Tuy nhiên, đối với những KHCN có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà họ
không thể thực hiện trả nợ hoặc trì hỗn trả nợ, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nhân tố chủ quan có thể là tình trạng “sức khoẻ” tài chính của người đi vay, cơng việc làm ăn không tốt … ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từ đó giảm khả năng thực hiện trả nợ của khách hàng. Các nhân tố khách quan như hạn hán, mất mùa, sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến khả năng mất việc cao… cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của khách hàng.
Lãi suất:
Lãi suất cho vay cá nhân thường cao hơn cho vay đối với doanh nghiệp. Đối với các khoản vay cá nhân, ngân hàng thường tốn nhiều chi phí cho việc xác định thẩm định và phê duyệt vay. Số lượng các khoản vay thì rất lớn, nhưng quy mô mỗi khoản vay lại nhỏ. Để bù đắp chi phí và thu lợi nhuận, ngân hàng thường đặt ra mức lãi suất cao hơn so với cho vay doanh nghiệp. Tuy nhiên, khách hàng thường quan tâm đến số tiền mình phải trả hơn là lãi suất mà mình phải chịu.
Nguồn thu nhập đa dạng và khó quản lý
Các khoản tín dụng cá nhân có được một mức lợi nhuận rất lớn trong nguồn thu của Ngân hàng. Bên cạnh đó, số lượng các khoản vay tiêu dùng khá nhiều khiến tổng quy mô cho vay lớn và cùng với doanh thu cho mỗi khoản vay sẽ khiến cho lợi nhuận thu về hoạt động cho vay là đáng kể trong tổng thu nhập của ngân hàng. Chính vì lợi nhuận mang về cho NHTM hiện nay nên cho vay KHCN đã trở thành một trong những nguồn thu chủ chốt, đóng vai trị chủ đạo trong dịch vụ ngân hàng cũng như quản lý ngân hàng.
Chất lượng thơng tin tài chính
Khi thẩm định cho vay thì thơng tin này là một yếu tố quan trọng để ngân hàng đưa đến quyết định cho vay, bên cạnh tính hợp lý và hợp pháp của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và TSĐB. Đối với khách hàng là tổ chức, việc nắm bắt thông tin khách hàng là tương đối thuận lợi do có rất nhiều nguồn thông tin được công khai như: báo cáo tài chính, tình hình nộp thuế, uy tín quan hệ với đối tác… Ngược lại, đối với KHCN, đánh giá nhân thân, nguồn trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay
thường khó đầy đủ, rõ ràng và chính xác dẫn đến rủi ro thơng tin bất cân xứng, khiến cho việc thẩm định khách hàng thiếu chính xác.