Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 47 - 51)

c. Hình thức của cho vay khách hàng cá nhân

1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

Đối với các Ngân hàng thương mại, cho vay có vai trị quan trọng trong phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, mỗi Ngân hàng phải tìm biện pháp nâng cao chất lượng đối với các khoản cho vay của mình. Thực tế chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối và khơng có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh nó một cách chính xác, thơng thường để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của một Ngân hàng thương mại, người ta dùng một tập hợp các chỉ tiêu khác nhau, nhưng về cơ bản chất lượng tín dụng của một Ngân hàng thương mại được đánh giá qua chỉ tiêu như: Tỷ lệ nợ quá hạn; Tỷ lệ nợ xấu; Hệ số thu nợ KHCN; Tỷ lệ chi phí DP;Vịng quay vốn tín dụng; Thu nhập từ hoạt động cho vay. Cụ thể:

1. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay (cá nhân/ doanh nghiệp) khi đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi nhưng cá nhân/ doanh nghiệp không trả được vốn và/ hoặc lãi đúng thời hạn cho ngân hàng.

Do đó có thể thấy tỉ lệ nợ quá hạn của KHCN là tỷ lệ phần trăm dư nợ cho vay KHCN đã quá hạn, chưa thu hồi đầy đủ gốc và lãi trên tổng dư nợ cho vay với nhóm khách hàng này tại một thời điểm nhất định.

Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng có độ an tồn cao hay là mức độ rủi ro thấp. Tuy vậy, trên thực tế để đánh giá chính xác hơn chất lượng hoạt động của một ngân hàng thì người ta chia tỷ lệ nợ quán hạn thành 2 loại: tỷ lệ quá hạn có khả năng thu hồi và tỷ lệ nợ khơng có khả năng thu hồi. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhưng trong đó bao nhiêu phần trăm là nợ có khả năng thu hồi và bao nhiêu phần trăm là nợ khơng có khả năng thu hồi, khi đó ta mới có thể đánh giá chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN cho biết một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã

quá hạn. Chỉ tiêu này phản ánh rõ chất lượng tín KHCN của ngân hàng, bởi vì việc khách hàng khơng thể trả nợ đúng hạn liên quan đến tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng, khiến ngân hàng gia tăng chi phí và rủi ro với các khoản tín dụng đó.

Tỷ lệ nợ q hạn KHCN < 5% thì CLTD được đánh giá là ở mức chấp nhận được, khía cạnh an tồn, từ 5-10% được coi là cần chú ý, từ 10 -15% phản ánh chất lượng những khoản vay đang ở mức xấu, trên 15-20% CLTD là mức đáng báo động và có nguy cơ khủng hoảng lớn.

Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng KHCN thấp, rủi ro cao và khả năng thu hồi kém. Do vậy, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo khả năng thanh tốn. Ngân hàng cần có biện pháp kiểm tra, giám sát các khoản vay của mình thật chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

2. Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó địi khi người vay khơng thể trả nợ khi đến hạn phải thanh tốn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thời gian q hạn thanh tốn trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thơng tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

Việc phân loại nợ xấu được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN. Nợ xấu là sư nợ thuộc nhóm 3,4 và 5. Hiện nợ xấu được phân loại cụ thể trên CIC – Trung tâm Thơng tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam.

Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Và khi tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên thì có thể đây là dấu hiệu cho thấy

ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước thì có nghĩa là chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.

Khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng gia tăng khả năng tiếp cận vốn của khách hàng do lãi suất và điều kiện vay vốn trở nên khó khăn hơn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự lưu thơng dịng vốn vào sự phát triển của nền kinh tế.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì nguy cơ ảnh hưởng đến dịng vốn của các ngân hàng thương mại càng to. Đây là ngun nhân chính kiềm chế sự lưu thơng của tín dụng trong nền kinh tế.

Tỷ lệ nợ xấu cao là biểu hiện của chất lượng cho vay thiếu hiệu quả. Hoạt động tín dụng đạt kết quả thấp, ảnh hưởng khả năng thanh khoản, giới hạn sự phát triển của hoạt động tín dụng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng, hạ thấp năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Với tỷ lệ nợ xấu, ngoài việc đánh giá các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì thơng qua chỉ này có thể xem xét thực trạng nền kinh tế và người vay ở nhiều phương diện trên cơ sở khách quan và chủ quan.

Nợ xấu luôn là điều mà các ngân hàng thương mại quan ngại nhất. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến ngân hàng trên nhiều phương diện do đó các ngân hàng đang rất quan tâm đến việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể.

3. Tỷ lệ chi phí dự phịng

Tỷ lệ chi phí dự phịng = Tỷ lệ chi phí DPRRTD/Dư nợ cho vay KHCN

Đây là tỷ lệ giữa chi phí dự phịng chi nhánh ngân hàng phải trích lập thêm trên số dư nợ hiện cho vay với phân khúc KHCN.

Chỉ tiêu này phản ánh khía cạnh về an tồn và sinh lời. Nếu dự phịng trích lập cao cho thấy lợi nhuận ngân hàng có thể bị suy giảm, nợ ở những nhóm dưới tỷ trọng tăng, CLTD kém.

Tỷ lệ này được xác định theo công thức sau:

Chi phí dự phịng RRTD KHCN là khoản chi phí dự phịng được trích lập căn cứ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đối với nhóm khách hàng này.

Cơng thức tính:

CPDP RRTD = CP dự phịng chung + CP dự phòng cụ thể

CP dự phòng chung = 0,75% x (dư nợ cho vay KHCN khơng tính nợ nhóm 5)

CP dự phịng cụ thể =

Dự phịng rủi ro tín dụng cụ thể được tính bằng tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng cụ thể nhân với dư nợ tín dụng của từng khoản cấp tín dụng sau khi đã khấu trừ giá trị tài sản bảo đảm. Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%.

CPDP phải trích = Tổng CPDP – DP đầu kỳ

Tỷ lệ này cho biết giữa CP dự phòng ngân hàng đã sử dụng để bù đắp tổn thất so với dư nợ cho vay KHCN (tính cả những khoản vay đã chuyển ra ngoại bảng)

Cơng thức tính:

Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng khoản vay càng tốt, khả năng đổ vỡ thực tế ít hơn.

4. Thu nhập từ hoạt động cho vay

• Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với KHCN so với dư nợ cho vay KHCN

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động cấp tín dụng đối với KHCN. Nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng là một trong những mục tiêu mà NHTM đang hướng tới khi tiến hành nâng cao chất lượng tín dụng. Do vậy, chất lượng tín dụng KHCN càng cao cũng có nghĩa là lợi nhuận thu được từ dịch vụ này càng lớn và ngược lại.

Hệ số này cho biết ngân hàng vay 01 đồng đối với KHCN thì sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn cho biết hoạt động tín dụng KHCN đang rất hiệu quả và mang lại nguồn thu nhập tốt cho ngân hàng.

• Thu nhập từ cho vay KHCN so với tổng lợi nhuận của ngân hàng

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu % là thu nhập từ việc cấp tín dụng cho đối tượng KHCN trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Hệ số này càng cao cho biết thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng KHCN càng lớn. Khơng chỉ vậy, chỉ tiêu này cịn phản ánh hoạt động tín dụng KHCN có ảnh hưởng như nào, chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w