Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 56 - 60)

c. Hình thức của cho vay khách hàng cá nhân

1.3.2. Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan gồm Mơi trường kinh tế, Mơi trường chính trị - xã hội; Mơi trường pháp lý; Mơi trường cạnh tranh; Môi trường tự nhiên; và Môi trường tự nhiên. Cụ thể:

a. Môi trường kinh tế

Mơi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định của sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chỉ tiêu, lãi suất,… ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng.

Khi nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, khơng có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ hoàn trả được vốn vay ngân hàng đúng hạn cả gốc và lãi tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao, sản xuất kinh doanh thu hẹp, nhu cầu tín dụng giảm thì khi đó khách hàng lao đao vì khơng có khả năng tiếp cận vốn để đủ vốn kinh doanh và trả nợ ngân hàng.

b. Mơi trường chính trị - xã hội

Tình hình an ninh, chính trị, xã hội đều gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các cá nhân, hộ gia đình cũng như của ngân hàng. Tính ổn định về chính trị là nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Điều này tạo tâm lý an tâm cho những nhà đầu tư và khuyến khích KHCN mở rộng quy mơ hoạt động của mình, nhu cầu về vốn tăng lên, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô cho vay và ngược lại.

c. Môi trường pháp lý

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước điều hành nền kinh tế thông qua hệ thống pháp luật. Hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ và khoa học cùng với cơ quan pháp luật nghiêm minh, công tâm sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế phát triển đảm bảo, an toàn và hiệu quả hơn. Đây là cơ sở để các ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra. Cịn với mơi trường pháp lý chưa hồn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, cịn nhiều khe hở hay qua ngặt nghèo sẽ gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, khơng có cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh, dẫn đến ngân hàng bị hạn chế trong việc cho vay. Do vậy, một môi trường

pháp lý lành mạnh, văn bản rõ ràng không chồng chéo sẽ tạo điều kiện môi trường tốt để phát triển hoạt động tín dụng.

d. Mơi trường cạnh tranh

Để chiếm ưu thế cạnh tranh ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố uy tín, thế mạnh của ngân hàng. Tuy nhiên dưới áp lực cạnh tranh gay gắt các ngân hàng có thể bỏ qua những điều kiện tín dụng cần thiết khiến cho rủi ro tăng và chất lượng tín dụng giảm đi.

e. Môi trường tự nhiên

Các yếu tố do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh gây ra có thể làm cho người vay và ngân hàng không lường trước được. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đốn, chiếm tỷ lệ khơng lớn và thường được chia sẻ thiệt hại với các công ty bảo hiểm hoặc nhà nước hỗ trợ. Tuy nhiên, khơng thể khơng tính đến nhân tố này trong tín dụng KHCN trong từng ngân hàng cụ thể.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 56 - 60)