Dư nợ tại ngân hàng vẫn còn rất lớn và do mới được thành lập vài năm nên việc cán bộ chuyên trách chưa quản lý, kiểm soát chặt chẽ được tất cả các món cho vay là điều dễ hiểu do chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc phát hiện được các hoạt động sử dụng vốn sai mục đích, làm ăn khơng hiệu quả, lừa đảo để có thể kịp thời đình chỉ cho vay, xử lý thu hồi lại vốn cho ngân hàng. Qua đó ta thấy nếu chỉ chạy theo khối lượng tín dụng cung cấp cho các đơn vị kinh tế sẽ gây ra hậu quả quá tải đối với cán bộ chuyên trách. Để giải quyết vấn đề này ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm tránh rủi ro, tăng cao hiệu quả tín dụng. Cơng tác thanh tra, kiểm sốt khơng chỉ đơn thuần là kiểm tra khách hàng mà còn quan trọng ở chỗ phải kiểm tra, thanh lọc những cán bộ tín dụng yếu kém, tiêu cực, gây thất thốt tài sản XHCN và làm mất uy tín của ngân hàng.
b. Lãi suất
Ngân hàng cần có chính sách lãi suất cho vay sao cho có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng khác mà vẫn tạo được lợi nhuận cho mình. Ngân hàng nên áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt với nhiều mức lãi suất cho các đối tượng khách hàng khác nhau dề thu hút khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể đối với khách hàng vay truyền thống, quan hệ tín dụng nhiều năm, có độ tín nhiệm cao, khách hàng tiềm năng đang muốn lơi kéo thì áp dụng lãi suất ưu đãi, thời gian vay, kỳ hạn trả nợ linh hoạt, điều chỉnh giảm phần lãi suất định biên cho khách hàng, đồng thời khơng thu phí trả nợ trước hạn cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu trả nợ trước hạn. Ví dụ như áp lãi suất ưu đãi trong 6 tháng đầu 7,99%/năm hoặc 8,99%/năm trong 12 tháng đầu, biên độ cộng (+) 3% hoặc 4% lãi suất huy động các tháng tiếp theo…