Tăng tính phân loại trong sàng lọc, thẩm định với những hồ sơ vay tiêu dùng, vay ngắn hạn; gia hạn với những khoản vay tiêu dùng ngắn hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 101 - 102)

b. Xét cơ cấu nợ quá hạn KHCN theo lĩnh vực cho vay

3.2.4. Tăng tính phân loại trong sàng lọc, thẩm định với những hồ sơ vay tiêu dùng, vay ngắn hạn; gia hạn với những khoản vay tiêu dùng ngắn hạn

tiêu dùng, vay ngắn hạn; gia hạn với những khoản vay tiêu dùng ngắn hạn ở mức kỳ hạn phù hợp.

 Tăng tính phân loại với những hồ sơ vay tiêu dùng, khoản vay ngắn hạn

- Vay vốn tiêu dùng kỳ hạn ngắn: nên tăng tính phân loại và khai thác thêm thông tin khách hàng với những hồ sơ vay tiêu dùng vào dịp cuối năm, mùa lễ hội do nhu cầu mua sắm tăng cao.

- Vay vốn tiêu dùng trung – dài hạn: chú ý ở tiêu chí như: thành phần lao động (thuộc khu vực nhà nước, ngoài quốc doanh, lao động tự do); tình trạng nhà cửa (có nhà riêng, sống chung với bố mẹ, họ hàng, thuê nhà); thời gian sống ở nơi cư trú hiện nay; loại hình tài khoản đã mở tại ngân hàng; có kinh tế phụ gia đình hay đầu tư trung dài hạn khơng… Ngồi ra với những khoản vay tiêu dùng trung dài hạn như hiện nay cần theo dõi phân loại để sàng lọc theo nhóm vay tiêu dùng trực tiếp hay gián tiếp. Với những hồ sơ vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức mua sắm khi ngân hàng kết hợp cùng với các công ty, đại lý bán hàng, siêu thị cung ứng sản phẩm trong việc hỗ trợ cho vay tiêu dùng. Những hồ sơ vay dưới hình thức như vậy rủi ro cao hơn hình thức vay trực tiếp, tuy nhiên chi nhánh lại dễ thống kê được thông tin sản phẩm, thị hiếu khách hàng. Chính vì thế khi phân loại sàng lọc hồ sơ, cần theo dõi để chia nhóm sàng lọc cả phía đối tác cung ứng sản phẩm uy tín hiện tại trên địa bàn, hàng hóa có thuộc dịng sản phẩm hàng hóa tiêu dùng lâu bền hay không; quan hệ đối tác giữa chi nhánh với công ty bán hàng như thế nào, thời gian cộng tác, chính sách chiết khấu,…

 Gia hạn những khoản vay tiêu dùng, ngắn hạn chậm trả ở mức kỳ hạn phù hợp. - Những khoản vay có giá trị trên 70 triệu đồng liên quan đến hàng tiêu dùng lâu bền, hồ sơ vay du học, chữa bệnh nên được xem xét gia hạn thời gian trả nợ trước. Với những khoản tiêu dùng ngắn hạn, đặc biệt tập trung vào thời điểm quý 4 chỉ nên gia hạn tối đa thêm 2-3 tháng vì nhu cầu chi tiêu vào cuối năm nhưng bù lại nguồn thu tăng vào đợt thưởng Tết. Việc gia hạn dài hơn vào thời điểm mùa lễ hội hay dịp khuyến mãi lớn như Black Friday có thể khiến KHCN dễ bị chi tiêu quá đà vượt khỏi tầm kiểm soát cho nên dẫn đến vấn đề chậm trả kéo dài.

- Ngồi căn cứ dựa trên góc độ về số dư nợ gốc cịn tồn đọng cần phải thu hồi khoản vay, chi nhánh cần chu ý thêm đến nhóm nợ của khoản vay tiêu dùng hiện tại. Với khoản nợ được xếp từ nhóm 2 trở đi, ngay khi vừa được chuyển xuống nhóm 2 cần tìm hiểu ngun nhân và có biện pháp ngay từ đầu bằng cách kiểm tra trực tiếp và thu thập thông tin KHCN để điều tra nguồn trả nợ ngay cả khi KH có khả năng trả nợ nhóm 2. Nếu khoản nợ nhóm 2 quá hạn được khắc phục không quá 30 ngày, nguồn trả nợ cho ngân hàng thực chất từ thu nhập ổn định của KHCN thì có thể n tâm về tài chính của người vay. Trong trường hợp phát hiện nguyên nhân chậm trả có dấu hiệu bất ổn, CBTD cần báo cáo lãnh đạo quản lý tín dụng và đề xuất phương án xử lý kịp thời. Phịng tín dụng cần thực hiện lập một ma trận xử lý tín dụng cho các tình huống, gồm cả cách xử lý, thời gian gia hạn đề xuất để áp dụng chéo khi kiểm tra cả về xếp hạng nhóm nợ, dư nợ gốc tồn đọng, loại hàng hóa tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w