Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 52 - 56)

c. Hình thức của cho vay khách hàng cá nhân

1.3.1. Nhân tố chủ quan

a. Chính sách tín dụng của NHTM

Chính sách tín dụng của ngân hàng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của một ngân hàng. Nếu xây dựng một chính sách tín dụng đúng đắn thì thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo cho khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Nếu một ngân hàng muốn có chất lượng tín dụng cao thì phải xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp với bản thân ngân hàng.

Theo luật các TCTD 2010, tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác.

Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Chính sách tín dụng đóng vai trị quan trọng trong việc điều tiết các hoạt độn như: huy động vốn và cho vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, cơng tác kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng và thu hút khách hàng... nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược ngân hàng đề ra trong kinh doanh. Chính sách tín dụng trong từng thời kỷ như là một kim chi nam để ngân hàng tuân theo nhằm đảm bảo các yêu cầu về quản lý của NHNN và phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đất nước. Chính sách tín dụng phù hợp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sử dụng tối ưu hóa các nguồn lực của minh một cách an toàn, nâng cao tối đa chất lượng các khoản tín dụng. Kết hợp cùng chiến lược kinh doanh, chính sách tín dụng giúp NHTM xác định được định hướng tăng trưởng quy mô vốn huy động dùng để cho vay, quy mơ tín dụng, tỷ trọng cho vay với từng nhóm khách hàng, dịng sản phẩm trọng yếu và tiện ích dịch vụ, lãi suất vay theo kỳ hạn, sản phẩm; phí giao dịch; chương trình ưu đãi hỗ trợ KHCN triển khai trên tồn hệ thống Chính sách tín dụng phù hợp với quy mơ, điều kiện và nguồn lực giúp ngân hàng bớt bị áp lực quá lớn vượt khỏi khả năng kiểm sốt; qua đó xây dựng kế hoạch chi tiết của từng cơ sở hợp

lý, làm việc và truyền thơng tin tín dụng đến KHCN Có hiệu quả, chất lượng khoản vay có thể đảm bảo được.

b. Quy trình tín dụng

Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng đảm bảo và thực hiện tốt các bước trong quy trình tín dụng cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các bước. Đây là những trình tự, giai đoạn, những bước cơng việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay, thu nợ. Quy trình có chặt chẽ, thống nhất và hợp lý thì hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng mới diễn ra một cách suôn sẻ mà vẫn đảm bảo được những yêu cầu của chính sách tín dụng, từ đó góp phần giúp chất lượng tín dụng của NHTM được nâng cao.

Quy trình cho vay KHCN thường tuân thủ quy trình theo 7 bước sau:

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cán bộ tín dụng cá nhân tiến hành tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng và tìm hiểu các thơng tin liên quan sơ bộ về khách hàng và tư vấn, hướng dẫn khách hảng chuẩn bị hổ sơ vay vốn.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay cá nhân

Thẩm định tài sản đảm bảo: nhân viên tín dụng thẩm định tài sản tiến hành định giá bất động sản hoặc tài sản thế chấp của khách hàng và đề xuất kết quả thẩm định tài sản, làm cơ sở để lập tờ trình thẩm định tín dụng KHCN, đề xuất cho vay hoặc từ chối cho vay đối với khách hàng và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thời gian thấm định đổi với mỗi hổ sơ vay vốn có thể chấp nhận tối đa là 5 ngày làm việc.

Bước 3: Trình duyệt hổ sơ vay vốn, phán quyết cho vay

Hổ sơ vay vốn của khách hảng sẽ được các nhân viên tín dụng cá nhân trình cấp có thấm quyền phê duyệt dựa trên các quy định nội bộ về:

- Các nhóm chỉ tiêu xét duyệt và kiểm sốt theo định hướng chính sách và hoạt động tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỷ.

- Theo quy định sản phẩm dịch vụ cho vay.

Hiện tại, thời gian xét duyệt cho vay đổi với KHCN dao động từ ½ ngày đến 2 ngày, tùy theo từng cấp phê duyệt: Chuyên viên, phòng kinh doanh/ phòng giao dịch, phòng hỗ trợ tín dụng và ban Giám đốc.

Bước 4: Lập, hoàn thiện và ký kế hợp đồng

Sau khi hồ sơ vay của khách hàng được phê duyệt đồng ý cho vay, nhân viên tín dụng cá nhân lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lānh và hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp tại phịng cơng chứng, chủ động thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo cho tài sản đảm bảo của khách hàng rồi chuyên hồ sơ cho phòng HTTD hoặc PGD thực hiện giải ngân. Thời gian thực hiện thủ tục công chứng thế chấp tài sản bảo đảm thường kéo dài từ 1 đến vài ngày do chịu ảnh hưởng bởi thời gian làm việc của các cơ quan nhà nước: văn phịng cơng chứng cấp thành phố/huyện, phòng tài nguyên mối trường, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm của các cấp trên địa bàn mà bất động sản thế chấp tọa lạc.

Bước 5: Giải ngân

Tại phòng giao dịch cá nhân, hổ sơ vay được phê duyệt giải ngân, lệnh giải ngân sẽ được chuyển đến giao dịch viên (Teller) để tiến hành giải ngân cho khách hàng tại quầy giao dịch. Thời gian thực hiện ký hợp đồng tín dụng và giải ngân tiền vay cho mỗi khoản vay kéo dài tối đa l ngày làm việc.

Bước 6: Giám sát, theo dõi khoản vay, thu nợ và xử lý vấn đề phát sinh

Sau khi giải ngân vốn vay cho khách hàng, nhân viên hỗ trợ tín dụng sẽ lưu toàn bộ hồ sơ vay của khách hàng và phối hợp với nhân viên kinh doanh đôn đốc, quản lý khoản vay của khách hàng: thông báo tới khách hàng khi tới kỳ thay đổi lãi suất cho vay, đôn đốc khách hàng bổ sung đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, theo dõi khách hàng về việc thực hiện các điều kiện phê duyệt sau khi giải ngân, nắm bắt tình hình hoạt động, thu nhập của khách hàng thường xuyên (ba tháng/lần) để có những ứng phó kịp thời khi có dấu hiệu rủi ro tín dụng, kiểm tra tài sản đảm bảo, theo dõi việc trả nợ và đôn đốc thu hồi nợ, cơ cấu lại khoản vay,.. Trong q trình đó nhân viên tín dụng cá nhân sẽ hiểu hơn về tính cách, nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng để xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa

khách hàng và ngân hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong những lần cung cấp dịch vụ vay tiếp sau.

Bước 7: Thanh toán khế ước, thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ

Sau khi khách hàng đã hoàn trả cho ngân hàng tồn bộ gốc, lãi và các khoản phí phát sinh liên quan tới khoản vay, nhân viên tín dụng cá nhân sẽ lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng cho khách hàng. Đối với trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn theo quy định, hồ sơ vay sẽ chuyển qua khâu xử lý nợ để thu hồi nợ.

c. Kiểm sốt nội bộ

Trong hoạt động cấp tín dụng, cơng tác kiểm tốn, kiểm sốt nội bộ diễn ra đúng, thường xuyên, đủ quy trình sẽ giúp phát hiện những lỗ hổng trong hoạt động tín dụng, tăng khả năng loại trừ những khoản tín dụng tiềm ẩn chất lượng xấu và CLTD yếu kém, đồng thời giúp tăng những khoản vay chất lượng tốt. Có một hệ thống tổ chức hợp lý, cơ chế ra quyết định cùng với hệ thơng chính sách quy trình phù hợp chỉ là điều kiện cần. Nếu vấn đề chấp hành khơng được đảm bảo thì các cơ chế, chính sách sẽ khó đi vào thực tiễn. Do vậy, cơ chế chấp hành là yếu tố đồng bộ không thể thiếu trong hệ thống quản trị nói chung, quản trị tín dụng và rủi ro tín dụng nói riêng. Việc kiện tồn hệ thống quản trị tín dụng đảm bảo hình thành và vận hành một cách khách quan, độc lập của ba hàng rào bảo vệ tín dụng - hàng rào ở các đơn vị kinh doanh (với động lực, trách nhiệm và việc tn thủ nghiêm ngặt quy trình, chính sách tín dụng của ngân hàng), hàng rào cấp quản lý rủi ro tuyển giữa (hệ thống cơ chể chính sách, quy trình, các cơ quan tái thâm định, phê duyệt tập trung) và hàng rào cuối cùng là hệ thống kiểm soát nội bộ. Thông qua kiểm tra kiểm sốt giúp lãnh đạo ngân hàng năm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, những thuận lợi, khó khăn trong việc chấp hành những quy định pháp luật, nội quy, quy chế, chính sách, thủ tục tín dụng từ đó giúp lãnh đạo ngân hàng có đường lối, chủ trương phù hợp để giải quyết nhữmg khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh.

d. Tổ chức nhân sự

người là nhân tố cốt lõi quyết định hiệu quả mọi hoạt động. Muốn nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh, chất lượng trong hoạt động tín dụng cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức về thị trường đặc biệt là tham gia đầu tư vốn, văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng. Song đó, cần phải tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức thường xuyên cho nhân viên để có thể nhanh chóng bắt kịp với nhịp độ phát triển của thị trường và cơng tác tổ chức càng chặt chẽ thì ngân hàng càng hoạt động được trơi chảy. Ngồi ra, cần có tiêu chuẩn đạo đức, liêm khiết của người cán bộ tín dụng bởi vì nếu cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng.

e. Cơ sở dữ liệu và cơ sở vật chất của ngân hàng

Hoạt động tín dụng mong muốn đạt hiệu quả cao, an tồn cần phải có hệ thống thơng tin hữu hiệu để phục vụ. Vai trị u cầu thơng tin phục vụ cơng tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng là hết sức quan trọng. Muốn nâng cao chất lượng tín dụng cần phải xây dựng hệ thống thơng tin đầy đủ, chính xác và nhanh chóng. Với sự phát triển của cơng nghệ thông tin hiện nay, các trang thiết bị tin học đã giúp ngân hàng thu nhận và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, từ đó có những quyết định đúng đắn không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện.

Hơn nữa, việc xây dựng cơ sở vật chất tốt sẽ tạo ấn tượng tốt cho KHCN về mặt hình ảnh, qua đó có thể giúp ngân hàng tăng quy mơ tín dụng, tìm kiếm được nhiều khoản vay chất lượng tốt hơn. Đây cũng là yếu tố hiện này các ngân hàng đang cạnh tranh khốc liệt bằng các dịch vụ hiện đại và thuận tiện nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, khi văn phịng giao dịch khang trang hơn cũng tạo động lực cho cán bộ nhân viên, tăng khả năng thu nhận, xử lý thơng tin nhanh chóng và có những quyết định đúng đắn khi ra quyết định cho vay và thu hồi nợ từ khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w