b. Xét cơ cấu nợ quá hạn KHCN theo lĩnh vực cho vay
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Một là, công tác Marketing chưa được quan tâm đúng mức:
Hạn chế trong công tác Marketing của chi nhánh nên các hộ gia đình và cá nhân khơng nắm rõ thông tin, thủ tục vay vốn, điều kiện vay vốn của chi nhánh. Do vậy, khách hàng và Chi nhánh mất nhiều thời gian, chi phí để chọn lựa khoản vay phù hợp.
- Hai là, trình độ và năng lực cán bộ tín dụng cịn non trẻ:
Cán bộ tư vấn, thẩm định hồ sơ vay vốn am hiểu nghiệp vụ sẽ hỗ trợ khách hàng xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng và chun nghiệp, vừa đúng quy trình của ngân hàng cũng như làm cho khách hàng ln hài lịng về chất lượng dịch vụ và
ngược lại. Chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hình ảnh của Chi nhánh nói riêng và tồn bộ hệ thống nói chung. Tuy nhiên, nguồn nhân lực dành cho KHCN có tỷ lệ nhân sự mới tuyển dụng cao chủ yếu là cán bộ trẻ, sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng, chưa biết thẩm định và khai thác khách hàng, cán bộ luân chuyển liên tục. Trong hoạt động cho vay, việc tư vấn và thẩm định khách hàng không những ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp của ngân hàng mà còn đem đến những rủi ro cho ngân hàng khi gặp phải khách hàng có mục đích lừa đảo.
- Ba là, Công tác thẩm định, kiểm tra sau vay của chi nhánh chưa hiệu quả: Việc kiểm tra, giám sát khoản vay mang tính hình thức, cán bộ Ngân hàng thường chỉ quan tâm tới khách hàng trước khi khoản vay được giải ngân. Do vậy, Chi nhánh không phát hiện kịp thời các sai phạm, các dấu hiệu không lành mạnh dẫn đến các khoản vay không đảm bảo chất lượng tốt. Cụ thể:
+ Quá trình sàng lọc hồ sơ vay tiêu dùng, vay ngắn hạn chưa phân loại cao, việc tái cơ cấu và gia hạn với những hồ sơ chậm trả liên quan tới hai hạng mục này còn chưa phù hợp về kỳ hạn.
+ Những hồ sơ vay kinh doanh cá thể, vay mua nhà phân loại chưa cao ở một số chỉ tiêu thẩm định; giám sát vốn vay sau giải ngân ở 2 phân khúc mũi nhọn (vay mua nhà, mua xe) và vay kinh doanh tần suất chưa cao, tài liệu lưu trữ mới tập trung ở dạng biên bản khảo sát sau giải ngân.
+ CBTD phụ trách đôn đốc thu hồi xử lý nợ vay chưa năm bắt được tâm lý khách hàng.
- Bốn là, Ngân hàng thiếu thơng tin tín dụng về khách hàng cá nhân:
Khách hàng cung cấp các thơng tin về tình hình sản xuất kinh doanh, về tài chính khơng đầy đủ, nếu có thì khơng kịp thời và sai lệch so với thực tế. Điều này gây khó khăn cho cơng tác kiểm tra, kiểm sốt của ngân hàng.
- Năm là, Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc khơng có thiện chí trả nợ cho ngân hàng:
hoạch, các phương án sản xuất kinh doanh đã khơng thể lường hay tính hết những biến động thị trường làm ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên, nhiên vật liệu cũng như làm thay đổi phương án bán hàng, do bên mua ảnh hưởng tương tự. Do đó, khách hàng đương nhiên bị trễ mọi mục tiêu, dẫn đến bị thua lỗ, và hậu quả làm chậm trả nợ hoặc không trả được nợ vay. Và thực tế, từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, gần như mọi thành phần kinh tế đều bị ảnh hưởng, trong số đó, nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề - và tất cả đều gần như nằm ngoài dự báo.
Hay là, nhiều người có nhu cầu vay vốn để phục vụ một mục đích nhất định nào đó, nhưng lại băn khoăn khơng biết có nên vay tiền ngân hàng khơng. Ngược lại, có nhiều người lại chăm chăm vay tiền ngân hàng mà khơng xác định được mục đích sử dụng, khiến dịng vốn vay đi chệch với mục tiêu ban đầu. Điều này vơ hình trung khiến cho người vay rơi vào thế bị động, thậm chí cịn mất đi nhiều khả năng vay vốn trong tương lai khi có nhu cầu.
Ví dụ: Trường hợp chị Bảo Ly (Chủ DN tư nhân chun sản xuất đồ gỗ cơng nghiệp, có showroom tại quận Hồn Kiếm, TP. Hà Nội) là một ví dụ. Chị Ly chia sẻ rằng, cách đây vài tháng, chị đến ngân hàng đặt vấn đề vay vốn để thực hiện một số đơn hàng gỗ nội thất. Sau khi trao đổi và xem xét hồ sơ, ngân hàng duyệt cho chị vay 300 triệu đồng, mục đích vay là thu mua mùn cưa (gỗ bào) để ép và xử lý, sau đó sản xuất đồ nội thất. Sau khi thẩm định, hồn thiện hồ sơ theo quy trình cho vay, ngân hàng đã tiến hành giải ngân cho chị. Sau 3 tháng kể từ khi khoản vay được giải ngân, xưởng gỗ của chị vẫn sử dụng vốn vay đúng mục đích và đầu ra sản phẩm có rất nhiều khách hàng. Bất ngờ, dịch Covid bùng phát, việc sản xuất gặp nhiều khó khăn vì khách hàng hủy đơn. Chị đã dùng số tiền vay trước đó vào mục đích kinh doanh khác là để đặt cọc mua đất. Bẵng đi một thời gian, chị nhận được thơng tin từ phía ngân hàng nói về việc chị vay vốn sai mục đích ban đầu và có những giải pháp xử lý nhất định.
Rủi ro về đạo đức của khách hàng: Người lao động cố tình bỏ trốn khỏi nơi sinh sống, chỗ làm vì vậy gây khó khăn cho việc quản lý và thu hồi nợ.
Hay sự thay đổi về sức khỏe, cơng việc, vị trí cơng tác và thu nhập của người vay cũng như người đồng trách nhiệm trong thời gian sử dụng vốn gây khó khăn trong việc thu hồi nợ, làm cho nợ xấu của Chi nhánh đối với các khoản vay KHCN tăng.
- Sáu là, Cơng tác đào tạo nội bộ cịn mang tính hình thức:
Do việc đào tạo mang nặng tính hình thức nên cán bộ nhân viên của ngân hàng thực sự khơng hào hứng với những khóa học này, dẫn đến việc một số cán bộ nhân viên đi học đào tạo nghiệp vụ đến để điểm danh.
- Bảy là, Hợp tác đối với các đối tác lớn còn chưa được đẩy mạnh:
Việc liên kết hợp tác với các đơn vị kinh doanh như showroom ô tô, chủ đầu tư lớn của các dự án bất động sản chưa thực sự được quan tâm một cách toàn diện nên dẫn đến hiệu quả chưa cao.