Mối quan hệ giữa nhu cầu và động lực

Một phần của tài liệu Nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần bia sài gòn quảng ngãi (luận văn thạc sĩ) (Trang 25 - 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.3 Mối quan hệ giữa nhu cầu và động lực

1.1.3.1 Khái niệm về nhu cầu

Cũng theo Phạm Thúy Hương (2011), nhu cầu là một hiện tượng tâm lý được hình thành trong mỗi cá nhân, con người là có xu hư địi hỏi, mong muốn, về yếu tố vật chất lẫn tinh thần để tồn tại và phát triển. Còn theo quan điểm của tác giả

8

Trần Xuân Cầu (2008): Nhu cầu cũng chính là những địi hỏi, sự mong đợi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm sinh lý, xã hội…Nó hình thành từ nhiều trạng thái khi họ cảm thấy thiếu thốn, khi họ chưa được thỏa mãn về cái gì đó mà họ mong muốn, từ các yếu tố đấy nó tạo ra động cơ thúc đẩy họ thực hiện những hành động nhằm mục đích cuối cùng để thoả mãn ước mong đấy của họ.

1.1.3.2 Mối quan hệ nhu cầu và động lực

Theo tác giả Ryan và Deci (2000), con người có ba nhu cầu tâm lý cơ bản là nhu cầu gắn kết, nhu cầu năng lực và nhu cầu tự chủ. Để thỏa mãn những nhu cầu này, cá nhân tham gia vào các hoạt động khác nhau và có thể được thúc đẩy bởi hai lại động lực chính là động lực bên trong và động lực bên ngoài. Nhu cầu là các mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển ở bất kỳ trong từng giai đoạn lịch sử. Trong từng cá nhân và hoàn cảnh cụ thể, nhu cầu sẽ thay đổi ở những cấp độ khác nhau. Thoả mãn nhu cầu đạt được cũng là mục tiêu động lực làm việc của người lao động. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động, tăng động lực làm việc mang lại lợi ích cao. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối, thơi thúc, thúc đẩy con người càng cao (Trần Xuân Cầu, 2008).

Một phần của tài liệu Nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần bia sài gòn quảng ngãi (luận văn thạc sĩ) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)