7 Cấu trúc của luận án
2.6. Kết luận chương 2
Mơ hình 2S2P1D có khả năng mơ hình hóa rất tốt ứng xử của các loại biutm khác nhau gồm cả bitum thường, bitum có độ quánh cao và bitum cải tiến PMBIII với các thông số thống kê (R2> 0.999; Se/Sy≤0.026 với |G*| và R’2≥0.983; Se’/Sy’≤0.137 với góc pha). Bằng cách xây dựng các đường cong chủ |G*| và góc pha (δb) của các loại bitum khác nhau theo mơ hình 2S2P1D sẽ xác định được các giá trị |G*| và góc pha (δb) của bitum ở nhiệt độ và tần số bất kỳ phục vụ cho việc phân loại bitum theo AASHTO M 320 cũng như xác định các giá trị |G*| và góc pha (δb) để dự báo |E*| theo các phương trình tương quan thực nghiệm có liên quan.
Các loại bitum có quy luật chung là giá trị |G*| giảm khi nhiệt độ tăng hoặc tần số giảm và ngược lại. Đồng thời loại bitum có độ quánh cao có giá trị |G*| lớn hơn giá trị |G*| của bitum thường ở nhiệt độ cao khác nhiều. Với bitum cải tiến PMBIII thì cịn thể hiện rõ hơn nữa, giá trị |G*| ở 70oC lớn hơn giá trị |G*| của các loại bitum thường khác nhiều (5.58 lần so với bitum 60/70; lớn hơn 3.3 lần với bitum 35/50 và 40/50), trong khi giá trị góc pha ở 70oC lại nhỏ hơn các loại bitum thường rất nhiều (27.193o với bitum 60/70 và 26.818o với bitum 40/50 và 27.225o với bitum 35/50). Điều này cho thấy sử dụng bitum PMBIII sẽ có khả năng kháng hằn lún vệt bánh xe và độ bền chống nứt mỏi hơn các loại bitum thường rất nhiều.
Với các loại bitum thường (60/70; 40/50; 35/50). Giá trị của góc pha tăng khi tần số giảm hoặc nhiệt độ tăng và ngược lại và giá trị góc pha sẽ tiệm cận 90o ở tần số rất thấp. Với bitum PMBIII thì lúc đầu giá trị góc pha tăng lên khi tần số giảm, sau đó giá trị góc pha lại có xu hướng giảm xuống mặc dù tần số tiếp tục giảm. Điều này cho thấy các loại bitum thường có tính đàn hồi giảm (tính nhớt tăng) khi tần số giảm, cịn bitum cải tiến polymer thì có ứng xử ban đầu theo quy luật của các loại bitum thường (tính đàn hồi giảm/tính nhớt tăng) khi tần số giảm, nhưng sau đó, mặt dù tần số tác dụng của tải trọng giảm xuống nhưng tính đàn hồi của bitum lại tăng lên. Điều này lý giải tại sao các loại BTN sử dụng bitum polymer có khả năng kháng hằn lún vệt bánh xe và độ bền khai thác tốt hơn các loại bitum thường.
Bitum 60/70 đạt cấp PG64, bitum PMBIII đạt cấp PG82, bitum 35/50 (cộng hòa Pháp) và bitum 40/50) đạt cấp PG70 theo tiêu chuẩn AASHTO M320 của Hoa Kỳ.
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ THỰC NGHIỆM GIỮA TÍNH CHẤT CỦA BITUM VÀ MƠ ĐUN ĐỘNG CỦA BÊ TÔNG NHỰA CHẶT Ở VIỆT NAM
Chương 1 đã nghiên cứu các mối quan hệ giữa tính chất của bitum (|G*|, góc pha, độ nhớt) mơ đun động của BTN theo một số phương trình tương quan thực nghiệm của Hoa Kỳ theo mơ hình Witczak ban đầu, Witczak cải tiến và mơ hình Hirsch. Các dạng phương trình tương quan thực nghiệm cụ thể theo các mơ hình Witczak và mơ hình Hirsch đã đề cập trong chương 2.
Chương 3 của luận án sẽ nghiên cứu thực nghiệm về mô đun động của các loại BTNC ở Việt Nam. Kết hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mơ đun cắt động (|G*|, góc pha) của bitum ở chương 2 để xây dựng mối quan hệ tương quan thực nghiệm giữa (|G*|, góc pha, độ nhớt) của bitum với mô đun động của BTNC ở Việt Nam theo các mơ hình Witczak và mơ hình Hirsch.
Các mơ hình dự báo |E*| trước và sau khi hiệu chỉnh các hệ số sẽ được đánh giá độ mạnh của mơ hình dự báo theo tiêu chuẩn thống kê để xác định mơ hình nào có khả năng dự báo |E*| tốt nhất sau khi đã hiệu chỉnh lại các hệ số.
Các nội dung chi tiết thực hiện trong chương 3 như trong sơ đồ khối như sau (Hình 3.1).
LỰA CHỌN VẬT LIỆU
BIUTM (60/70;40/50;35/ 50; PMBIII)
THIẾT KẾ BTNC CHO CÁC CẤP PHỐI ĐIỂN HÌNH
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ THỰC NGHIỆM GIỮA TÍNH CHẤT CỦA BITUM (|G*|,δb,η) VỚI MƠ ĐUN ĐỘNG CỦA BÊ TÔNG NHỰA CHẶT Ở VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ |E*| -(|G*|, δb,η) THEO CÁC MƠ HÌNH DỰ BÁO CỦA HOA KỲ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA VẬT LIỆU ĐẠT ĐÁ (VÔI, BAZAN, GRANIT) KHƠNG ĐẠT THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH |E*| THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM (DOE)
ĐÁNH GIÁ ĐỘ MẠNH CỦA CÁC MƠ HÌNH DỰ BÁO |E*| THEO PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ, ĐỀ XUẤT CÁC HỆ SỐ CHO CÁC MƠ
HÌNH DỰ BÁO |E*| CỦA BTNC Ở VIỆT NAM