Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng tính chất của bitum đến mô đun động của bê tông nhựa chặt ở việt nam (Trang 121 - 122)

7 Cấu trúc của luận án

3.9. Kết luận chương 3

 Có thể áp dụng các mơ hình dự báo |E*| của Hoa Kỳ để dự báo |E*| cho BTNC ở Việt Nam, tuy nhiên cần hiệu chỉnh lại các hệ số trong các mơ hình dự báo theo điều kiện vật liệu địa phương.

 Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý thuyết của chương 1, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở chương 2 và chương 3 bước đầu đã xác định được mối quan hệ tương quan thực nghiệm giữa (|G*|, η, δb) và mô đun động của BTNC (|E*|) ở Việt Nam theo các phương trình (3.4 -3.6). Trong đó phương trình 3.5 là phương trình dự báo |E*| theo mơ hình Witczak cải tiến của Hoa Kỳ với các hệ số trong phương trình đã được hiệu chỉnh theo điều kiện vật liệu của Việt Nam có kết quả dự báo |E*| với độ chính xác cao nhất trong ba mơ hình (mơ hình Witczak ban đầu, mơ hình Witczak cải tiến và mơ hình Hirsch) với hệ số xác định R2= 0.943 và tỷ số Se/Sy=0.240.  Kỹ thuật phân tích độ nhạy là cơng cụ rất hữu ích để đánh giá ảnh hưởng của các

thông số đầu vào tới kết quả đầu ra của mơ hình dự báo. Giá trị |E*| phụ thuộc vào rất nhiều thông số đầu vào khác nhau, tuy nhiên, kết quả phân tích độ nhạy của các yếu tố ảnh hưởng tới |E*| đã cho thấy tính chất của vật liệu bitum có ảnh nhiều nhất tới giá trị của |E*|. Lý do bitum là vật liệu đàn nhớt, tính chất của bitum phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi của nhiệt độ và tần số tác dụng của tải trọng. Ví dụ tỷ số của giá trị mô đun cắt động |G*| của bitum 60/70 tại tần số 1 Hz ở 10oC và 50oC là 1498.33 hay nói cách khác, giá trị |G*| của bitum 60/70 ở 10oC (tại tần số 1 Hz) gấp 1498.33 lần giá trị |G*| của bitum 60/70 ở 50oC (tại tần số 1 Hz).

 Thiết kế thí nghiệm theo phương pháp Taguchi sẽ giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí do xác định được số mẫu thí nghiệm cần phải thực hiện ít hơn nhiều so với thiết kế thí nghiệm theo phương pháp giai thừa nhưng vẫn đảm bảo kết quả nghiên cứu có tính khoa học và độ chính xác trong cơng tác nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔ ĐUN ĐỘNG CỦA BÊ TÔNG NHỰA CHẶT TỚI ĐẶC TRƯNG KHAI THÁC CỦA KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG MỀM Ở VIỆT NAM

Thiết kế mặt đường mềm theo phương pháp cơ học thực nghiệm (Mechanical-Empirical Pavement Design “(ME)”, thường gọi tắt là phương pháp cơ học thực nghiệm) là phương pháp mới được nghiên cứu và phát triển bởi Hoa Kỳ được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp thiết kế mặt đường mềm ở Việt Nam hiện nay như (22TCN 211- 06 (2006) - Áo đường mềm- các yêu cầu và chỉ dẫn [9], 22TCN 274-01 (2001) - Chỉ dẫn thiết kế mặt đường mềm [10]) do yêu cầu của các thông số đầu vào cho chương trình thiết kế phù hợp với điều kiện làm việc của kết cấu mặt đường hơn và có khả năng dự báo được ứng xử của kết cấu mặt đường mềm trong quá trình khai thác theo thời gian, ví dụ như xem vật liệu BTN là vật liệu đàn nhớt thể hiện qua thông số mô đun động |E*| của BTN, dự báo hằn lún vệt bánh, chỉ số độ gồ ghề quốc tế (IRI), dự báo nứt phân bố và nứt nhiệt theo thời gian trong quá trình khai thác. [46], [53], [54].

Cũng do các ưu điểm trên, nhiều bang khác nhau của Hoa Kỳ và một số quốc gia đã tiến hành các dự án cụ thể để nghiên cứu về phương pháp thiết kế mặt đường theo (ME), kiểm định và hiệu chỉnh các hệ số của (ME) theo điều kiện vật liệu, khí hậu địa phương trước khi áp dụng vào thực tiễn [33], [36], [41], [48], [60], [61], [84].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng tính chất của bitum đến mô đun động của bê tông nhựa chặt ở việt nam (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)