7 Cấu trúc của luận án
3.1. Lựa chọn vật liệu, cấp phối và thiết kế bê tông nhựa
3.1.2.1. Lựa chọn cốt liệu và bột khoáng
Lựa chọn cốt liệu.
Loại cốt liệu là một trong những tiêu chí rất quan trong để đảm bảo chất lượng BTN, có những loại cốt liệu (loại đá) có khả năng liên kết rất kém với bitum, dễ gây ra hư hỏng mặt đường trong khai thác, các loại cốt liệu này thường có gốc đá là loại đá axit, ngược lại các loại đá có gốc bazơ có khả năng liên kết đá nhựa đường tốt, do vậy vật liệu BTN thường được sản xuất với các loại cốt liệu được làm từ đá có gốc bazơ sẽ có chất lượng tốt hơn do tính liên kết vật liệu khống – bitum tốt hơn.
Ở Việt Nam, các loại đá sử dụng cho thiết kế hỗn hợp và thi công BTN chủ yếu là các loại đá vôi, đá bazan và đá granit (phân bố cả 3 miền Bắc- Trung- Nam). Trong đó đá vôi và đá bazan (phân bố nhiều ở Miền Bắc) và đá granit (phân bố chủ yếu ở Miền Trung). Do vậy, các nguồn đá sử dụng trong nghiên cứu được lựa chọn là đá vôi ở mỏ đá Phú Hà, Thanh Liêm- Hà Nam, đá bazan (Hataco, Quốc Oai Hà Nội) và đá granit (Mỏ khe dầu, Tỉnh Hà Tĩnh).
Lựa chọn bột khoáng
Bột khống có tác dụng tăng thêm độ đặc chắc cho BTN, làm tăng độ cứng của bitum do đó tăng tính ổn định nhiệt của BTN. Trong số các loại đá sử dụng để sản xuất bột khống thì đá vơi là loại đá có gốc bazơ do đó có khả năng liên kết với vật liệu bitum tốt nhất. Do vậy, bột khoáng sử dụng trong nghiên cứu được lựa chọn là loại bột khoáng được sản xuất từ gốc đá vơi, cụ thể là nguồn bột khống lấy ở mỏ Gọng Vối, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.