Các thành tố cơ bản của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 42)

2.1. Lý luận về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

2.1.2. Các thành tố cơ bản của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

2.1.2.1. Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ

a. Khái niệm về bảo hiểm phi nhân thọ.

* Khái niệm về bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ

Theo quan điểm của TS.Đoàn Minh Phụng: “Bảo hiểm là phương pháp

chuyển giao rủi ro được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo

hiểm chấp nhận trả tiền phí bảo hiểm cịn doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.[30]

Bảo hiểm được phân thành hai nhóm lớn là: Bảo hiểm Nhân thọ (BHNT) và Bảo hiểm Phi nhân thọ (BHPNT). Trong đó:

- BHNT là loại nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng được bảo hiểm đều liên

quan đến tuổi thọ của người được bảo hiểm và trong trường hợp khơng có rủi ro bảo hiểm xảy ra, khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm vẫn sẽ được

hoàn trả lại tiền gốc đã nộp và một số lãi theo cam kết trong hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, BHNT thường có tính chất dài hạn trong nhiều năm và gắn với tiết kiệm.

Theo khoản 12, điều 3, chương 1, Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam

(2000) giải thích thuật ngữ BHNT như sau: “ Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ

bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết”.[4]

- BHPNT bao gồm các loại hình bảo hiểm cịn lại, nó được sử dụng như một

khái niệm tổng hợp mang ý nghĩa hàm chứa tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại (bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự) và các nghiệp vụ bảo hiểm con người không thuộc BHNT (như bảo hiểm tai nạn, bệnh tật, ốm đau, bảo hiểm trợ

cấp nằm viện và phẫu thuật...). Mục đích chủ yếu của BHPNT là nhằm bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm những hậu quả của một biến cố ngẫu

nhiên gây thiệt hại đến tài sản, lợi ích và con người của họ. [30]

Theo khoản 18, điều 3, chương 1, Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam

(2000) giải thích về thuật ngữ BHPNT như sau: "Bảo hiểm phi nhân thọ là loại

nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc BHNT".[4]

Nếu như đối tượng của BHNT chỉ là con người và có tính chất tiết kiệm, thì

đối tượng của BHPNT bao gồm tài sản, TNDS, tính mạng và tình trạng sức khoẻ

con người và khơng có tính chất tiết kiệm

* Khái niệm sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ

Trên cơ sở khái niệm về bảo hiểm, BHNT, BHPNT, sự phân tích những khác biệt cơ bản giữa BHNT và BHPNT có thể hiểu về sản phẩm BHPNT như sau:

Sản phẩm BHPNT là những cam kết của DNBH đối với người tham gia bảo hiểm về việc bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi có các rủi ro bảo hiểm xảy ra

đối với tài sản, trách nhiệm dân sự và tính mạng, tình trạng sức khoẻ khơng thuộc đối tượng của BHNT.

b. Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ.

Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm, ý nghĩa mà BHPNT được phân chia thành các nhóm như sau [29]:

Hình 2.1. Các loại bảo hiểm phi nhân thọ

* Nếu căn cứ theo hình thức tham gia

Bảo hiểm phi nhân thọ có hai loại: Bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Phần lớn các sản phẩm BHPNT là bảo hiểm tự nguyện, việc tham gia bảo hiểm hay không, phụ thuộc vào nhận thức và nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Trong khi đó, bảo hiểm bắt buộc bao gồm các sản phẩm BH mà pháp luật qui định

các tổ chức, cá nhân phải tham gia và các DNBH phải phục vụ theo một số điều

khoản, mức phí và mức trách nhiệm BH theo qui định của nhà nước.

Hiện nay ở Việt Nam có một số loại BH bắt buộc như: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và hành khách trên xe, bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách, BH trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật, BH trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, một số loại BH cháy nổ, BH xây dựng.

* Nếu căn cứ theo đối tượng bảo hiểm

Bảo hiểm phi nhân thọ có ba loại: BH tài sản, BH trách nhiệm dân sự và BH con người phi nhân thọ.

- Bảo hiểm tài sản: Là loại BH có đối tượng là tài sản (có thể là hữu hình

hoặc vơ hình). Những tài sản hữu hình tồn tại dưới hình thể vật chất (nhà cửa, BH tự nguyện BHTNDS BH tài sản BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ BH bắt buộc BH con người PNT BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

phương tiện vận chuyển, đường xá, cầu cống bến cảng, cây trồng vật ni…) và tài

sản vơ hình là phát minh, sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa…Với sự đa

dạng đó, cho đến nay khơng phải tất cả các loại tài sản đều đã có thể được BH, song cũng đã hình thành nhiều loại BH tài sản khác nhau.

Hiện nay, ở Việt nam có những nghiệp vụ BH tài sản cơ bản sau:

+ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa,

đường sắt và đường hàng không.

+ BH thân tàu

+ Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới. + Bảo hiểm thân máy bay.

+ Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng; Bảo hiểm lắp đặt.

+ Bảo hiểm tài sản trong vận chuyển dầu, thăm dò khai thác dầu khí. + Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.

+ Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng vật nuôi). + Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh.

+ Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

+ Một số nghiệp vụ khác: BH tiền trong két, nhà tư nhân, trộm cắp, tín dụng… - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS): TNDS là một loại trách nhiệm pháp lý, phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. TNDS được coi là biện pháp cưỡng chế,

được áp dụng đối với người thực hiện hành vi trái pháp luật.

Một số nghiệp vụ BH TNDS cơ bản: BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 và hành khách trên xe, bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe, bảo hiểm TNDS của chủ tàu biển, bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm

TNDS của chủ thầu đối với người thứ ba trong xây lắp.

- Bảo hiểm con người phi nhân thọ: Là loại BH có mục đích thanh tốn những khoản trợ cấp hoặc số tiền ấn định cho người được BH hoặc người được thụ hưởng

BH, trong trường hợp xảy ra những sự kiện tác động đến chính bản thân người được BH. Những rủi ro trong BH con người phi nhân thọ là tai nạn, bệnh tật, ốm đau, tử

vong. Vì lý do giá trị con người là không thể xác định bằng tiền, nên trong BH con

người khơng có thuật ngữ “bồi thường bảo hiểm” mà chỉ có thuật ngữ “chi trả BH” hoặc “thanh toán tiền BH”.

Một số loại BH con người ở Việt Nam hiện nay: BH tai nạn con người, BH y tế, BH chăm sóc sức khỏe, BH trợ cấp nằm viện và phẫu thuật, BH sinh mạng cá nhân, BH toàn diện học sinh, BH tai nạn hành khách, BH tai nạn thuyền viên, BH khách du lịch,…

2.1.2.2. Các chủ thể tham gia vào thị trường

Ở các thị trường BH phát triển, có nhiều chủ thể tham gia vào các mắt xích

của dây chuyền: tạo ra, cung cấp, phân phối sản phẩm bảo hiểm và các dịch vụ liên quan trực tiếp khác, đó là [29]:

a. Nhà nước – Người tổ chức thị trường: Nhà nước tham gia vào thị trường

BHPNT với vai trò là người tổ chức thị trường, thể hiện trên các phương diện sau :

- Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý và thực hiện quản lý nhà nước về

KDBH: Thông qua ban hành hệ thống chính sách pháp luật KDBH, xây dựng chiến

lược và qui hoạch phát triển TTBH. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành

pháp luật của các tổ chức KDBH, việc thực hiện các cam kết của các DNBH với người được BH. Tạo hành lang pháp lý, đảm bảo sự công bằng và cạnh tranh lành

mạnh giữa các DNBH, thúc đẩy sự phát triển của TTBHPNT.

- Nhà nước tạo ra môi trường KT-XH: Nhà nước tạo ra kết cấu hạ tầng cơ sở về BH, tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin và dự báo tình hình TTBHPNT trong và ngồi nước giúp cho TTBH phát triển. Nhà nước tạo điều kiện và cơ chế để các

DNBHPNT, DN tái BH, môi giới BH nâng cao năng lực về mọi mặt, đồng thời tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo đội ngũ cán bộ BH. Nhà nước đóng vai trị quan trọng

trong việc nâng cao đời sống và trình độ dân trí, đây cũng là một trong những yếu tố

quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của TTBHPNT.

- Nhà nước tạo ra môi trường kinh tế quốc tế cho hoạt động kinh doanh BHPNT: Nhà nước ban hành chính sách đầu tư nước ngồi về lĩnh vực BH. Tham gia ký kết các

điều ước quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế về BH, đồng thời quản lý hoạt động của

giao công nghệ về BH, thúc đẩy TTBHPNT phát triển có hiệu quả trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.[28]

b. Người mua - Người tham gia bảo hiểm: Là những cá nhân, tổ chức, DN

có nhu cầu được đảm bảo về mặt tài chính trong tương lai bằng cách mua bảo hiểm cho tài sản, tính mạng, sức khỏe hay trách nhiệm dân sự trước pháp luật. Họ có thể mua bảo hiểm bằng cách giao dịch trực tiếp với DNBH hoặc thông qua các trung gian bảo hiểm.

Người mua BH bao gồm khách hàng hiện tại (đã tham gia mua BH) và khách hàng tiềm năng (có thể mua BH trong tương lai). Khách hàng tiềm năng phải thỏa mãn các điều kiện: Có nhu cầu tham gia bảo hiểm; Có khả năng thanh tốn; Là đối tượng được bảo hiểm theo quy định; và người bán có thể tiếp cận trực tiếp hoặc

gián tiếp với họ. Việc xác định rõ khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng giúp DNBH đưa ra các sản phẩm bảo hiểm và các chiến lược Marketting phù hợp với

từng nhóm khách hàng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

c. Người bán

* Doanh nghiệp bảo hiểm: Là các DN kinh doanh các sản phẩm BH phi nhân thọ trên cơ sở luật pháp của Nhà nước sở tại. Tại Việt Nam, DNBH thực hiện cung

ứng các sản phẩm BHPNT, thực hiện các hoạt động đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi và

thực hiện các hoạt động khác như: Đại lý giám định tổn thất, cứu hộ, nhượng bảo

hiểm, nhận tái bảo hiểm, quản lý quỹ… theo quy định của Pháp luật.

Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, DNBH là người nhận rủi ro từ phía người tham gia bảo hiểm sau khi họ đã thực hiện những cam kết về nộp phí bảo hiểm. Cụ thể, sau khi chấp nhận yêu cầu bảo hiểm từ phía người tham gia bảo hiểm, DNBH sẽ cấp cho bên tham gia bảo hiểm hợp đồng BH hoặc bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm (bảo hiểm gốc) và có trách nhiệm bồi thường tổn thất hoặc trả tiền bảo hiểm cho bên tham gia BH theo các cam kết trong hợp đồng bảo hiểm.

Có nhiều loại DNBH và theo quy định hiện hành của Việt Nam, các Doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân nhọ bao gồm các Doanh nghiệp cổ phần, các Doanh nghiệp liên doanh, các Doanh nghiệp 100% vốn nước

ngoài, các Doanh nghiệp nước ngoài được cung ứng các dịch vụ qua biên giới

theo quy định.

* Doanh nghiệp tái bảo hiểm: Là những Doanh nghiệp chuyên kinh doanh nhượng và nhận tái bảo hiểm. Doanh nghiệp tái bảo hiểm là người bảo hiểm cho các DNBH, thực hiện bảo hiểm lại cho các rủi ro mà các DNBH đã nhận từ khách hàng,

đồng thời có thể thực hiện chuyển nhượng một phần trách nhiệm chấp nhận BH cho

DNBH hoặc DN tái bảo hiểm khác thông qua hoạt động nhượng tái bảo hiểm. * Các Công ty bảo hiểm/tái bảo hiểm nội bộ (Công ty bảo hiểm nội bộ): Là các Cơng ty trực thuộc các Tập đồn, tổ chức kinh tế lớn, được thành lập với mục đích trước hết là để bảo hiểm cho các rủi ro của chủ sở hữu, hoặc tận dụng những lợi

thế về chính sách đối với hoạt động bảo hiểm/tái bảo hiểm.

* Các tổ chức tương hỗ (Hội tương hỗ bảo hiểm): Một số thành viên cùng nhau thành lập Hội tương hỗ bảo hiểm để bảo hiểm cho chính họ. Khi đó mỗi thành viên đều là người bảo hiểm đồng thời là người được bảo hiểm.

Tổ chức này được thành lập khơng phải vì mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, mà chuyên cung cấp các sản phẩm bảo hiểm với giá phí thấp và đi sâu nghiên cứu những rủi ro mang tính đặc thù liên quan đến lĩnh vực, địa bàn hoạt động của các

thành viên, nhất là những rủi ro mà những DNBH khác bỏ qua hoặc khơng chấp nhận bảo hiểm. Bên cạnh đó, việc các tổ chức này được thành lập còn nhằm mục đích xây dựng, củng cố các mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác.

d. Các trung gian bảo hiểm

Là cầu nối giữa người mua và người bán bảo hiểm, họ được các DNBH ủy quyền phân phối các sản phẩm BH và một số các hoạt động khác. Cũng chính vì nhờ sự chun nghiệp trong hoạt động trung gian của họ mà các DNBH có thể yên tâm trong việc nghiên cứu sản phẩm mới và khai thác tiềm năng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trung gian bảo hiểm bao gồm các Công ty môi giới bảo hiểm và các đại lý bảo hiểm.

* Môi giới bảo hiểm: Là người đại diện lợi ích của người tham gia bảo hiểm, nhằm lựa chọn, thực hiện thu xếp, giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm với

Liên quan đến trách nhiệm của người môi giới bảo hiểm nên ở hầu hết các

quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, pháp luật chỉ cho phép các Doanh

nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động mơi giới bảo hiểm.

Tuy môi giới bảo hiểm là người đại diện cho người tham gia bảo hiểm nhưng lại nhận hoa hồng từ Doanh nghiệp bảo hiểm, việc tham gia bảo hiểm thông qua môi giới bảo hiểm giúp người tham gia bảo hiểm được tư vấn và phục vụ miễn phí.

Sự phát triển của môi giới bảo hiểm trong một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ sẽ giúp người tham gia bảo hiểm, đặc biệt là những doanh nghiệp, cá nhân người nước ngồi khi họ kinh doanh, sinh sống trong mơi trường lạ, chưa thông hiểu nhiều về luật pháp, xã hội của nước sở tại yên tâm trong việc lựa chọn các dịch vụ BHPNT phù hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường BH nói chung, thị trường

BHPNT nói riêng.

* Đại lý bảo hiểm: Là các tổ chức, cá nhân được DNBH uỷ quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm tới người có yêu cầu tham gia bảo hiểm theo các nội dung trong hợp đồng đại lý đã được ký kết giữa DNBH và đại lý bảo hiểm.

e. Các tổ chức khác

Bên cạnh những tổ chức cơ bản nói trên cịn có các cơ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm, Hiệp hội nghề nghiệp, những tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, bổ sung cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm như các tổ chức giám định tổn thất, cứu

hộ. Các tổ chức tài chính như các ngân hàng, quỹ đầu tư… tham gia vào quá trình giao dịch các sản phẩm tài chính bảo hiểm phức tạp như: trái phiếu thiên tai, vốn cam kết, hốn chuyển rủi ro tín dụng… ở những thị trường bảo hiểm phát triển.

2.1.2.3. Phí BH phi nhân thọ

Đối với người tham gia bảo hiểm, phí bảo hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến khả

năng thanh tốn của họ, qua đó ảnh hưởng đến cầu về bảo hiểm. Đối với DNBH phi nhân thọ, nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận, khả năng thanh toán và thị phần của DN trên thị trường.[49]

Phí BH phi nhân thọ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)