Các nhân tố thuộc môi trường tác nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 100)

3.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển của thị trường

3.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường tác nghiệp

(1) Tình trạng cạnh tranh trên thị trường

Việc đa dạng hoá thị trường cùng với xu thế hội nhập quốc tế, việc thực hiện các cam kết mở cửa TTBH đã làm cho số lượng các doanh nghiệp BHPNT tăng lên nhanh, tạo nên cơ chế cạnh tranh gay gắt và đặt các DNBH hoạt động trên thị

không chỉ cạnh tranh với nhau mà cịn phải tự khẳng định vị thế của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh để đối phó với các tập đoàn BH lớn ở nước ngoài sẽ tham gia vào TTBH Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

Trong thời gian vừa qua, mặc dù các cơ quan quản lý đã có nhiều biện pháp

để kiểm sốt tình hình cạnh tranh trên thị trường BHPNT, nhưng thực tế vẫn tồn tại

nhiều hình thức cạnh tranh khơng lành mạnh. Tại cuộc họp giữa Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc với đại diện của Đảng Bộ khối các DN tỉnh Vĩnh Phúc tháng 12/2015,

ông Đỗ Ngọc Thân - Nguyên Giám đốc Công ty Bảo Việt Vĩnh phúc đã đánh giá:

"Bên cạnh sự tăng trưởng ổn định trong năm 2015, thị trường bảo hiểm Vĩnh Phúc còn nhiều vấn đề nổi cộm như cạnh tranh hạ phí, tăng tỷ lệ hoa hồng, chưa kiểm soát được trục lợi bảo hiểm,... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của

các Công ty bảo hiểm trong tỉnh".

Những hình thức cạnh tranh không lành mạnh giữa các Công ty Bảo hiểm

đang diễn ra ngày càng gia tăng, tập trung chủ yếu trên một số mặt sau:

* Cạnh tranh về phí bảo hiểm

Trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng cạnh tranh trên thị trường BHPNT

Vĩnh Phúc thông qua hình thức giảm tỷ lệ phí BH đã diễn ra hết sức quyết liệt. Tỷ

lệ phí BH liên tục giảm ở hầu hết các lĩnh vực như: bảo hiểm kết hợp con người,

bảo hiểm học sinh, bảo hiểm xe cơ giới,... Theo số liệu thống kê của Cơng ty Bảo Việt Vĩnh Phúc, tỷ lệ phí BH của nghiệp vụ xây dựng, cháy nổ bị giảm nhiều nhất, khoảng 20%-40%, cá biệt là việc giảm 10% - 20% phí đối với loại hình BH vật chất ơ tơ, một loại hình đang là ngun nhân chính gây lỗ tại một số Công ty BH và làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của hầu hết các Cơng ty BH trong tỉnh.

Đằng sau việc hạ phí thấp, thường đi kèm với dịch vụ kém chất lượng, cụ thể

như tổn thất không được bồi thường kịp thời, thoả đáng hay không bồi thường đúng chế độ bảo hiểm,... phần nào gây phiền hà cho khách hàng trong việc khiếu nại, đòi bồi thường, trả tiền bảo hiểm.

Có thể nói việc giảm phí ở các nghiệp vụ để giành dịch vụ như hiện nay đang là nguy cơ rất lớn đe doạ tới sự phát triển an tồn của các DNBH nói riêng và cả thị

trường bảo hiểm tỉnh nói chung bởi vì: các DNBH hạ phí thường khơng dựa trên cơ sở số liệu thống kê về tình hình tổn thất của nghiệp vụ và kỹ thuật tính phí mà chủ yếu vì mục đích lơi kéo khách hàng.

Song song với điều đó, các DN khơng quan tâm nhiều đến cơng tác khảo sát rủi ro. Tỷ lệ phí bảo hiểm giảm trong khi tình hình tổn thất đang có xu hướng ngày

càng xấu đi, tỷ lệ hoa hồng tăng, chi phí khai thác tăng làm cho lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh bảo hiểm ngày càng thấp.

* Cạnh tranh về chi trả hoa hồng

Hoa hồng là khoản chi phí mà các DNBH trả cho đại lý để bù đắp các chi phí tìm kiếm, khai thác dịch vụ. Tỷ lệ hoa hồng chi trả cho đại lý khai thác dịch vụ bảo

hiểm được qui định tại Thông tư số 99/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 của Bộ Tài

chính. DNBH khơng được phép chi trả hoa hồng trực tiếp cho khách hàng tham gia bảo hiểm, tuy nhiên trên thực tế tại Vĩnh Phúc, hầu như khơng có một DNBH nào thực hiện nghiêm túc quy định này.

Để thu hút khách hàng, các DNBH chi trả hoa hồng trực tiếp cho khách hàng

dưới các hình thức khác nhau và với tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức Bộ Tài chính qui định. Cụ thể, hoa hồng đối với nghiệp vụ học sinh, Bộ Tài chính quy định 12%, nhưng mức chi trả phổ biến trên thực tế lên tới 20%-40%, hoa hồng đối với nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt Bộ Tài chính quy định là 12%, nhưng mức chi trả phổ biến là từ 15% - 25%,...Và để hợp lý hoá khoản chi này, nhiều công ty đã biến

tướng hoa hồng thành nhiều dạng khác nhau như chi bồi thường tổn thất nhỏ, chi hỗ trợ xây dựng tủ thuốc nhà trường, chi hỗ trợ để phịng rủi ro xây dựng,...Lợi dụng tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các DNBH, nhiều khách hàng đã đòi hỏi mức hoa hồng cao cùng với nhiều đãi ngộ khác như: xin tài trợ, đi du lịch, quà tặng khuyến mại tính trên doanh thu phí bảo hiểm,...

Để hợp lý hố những khoản chi ngồi quy định này, các DNBH ký hợp đồng

với các đại lý nhưng thực chất các đại lý này không tham gia khai thác dịch vụ. Và những đại lý ‘ảo” này chỉ là trung gian nhận hoa hồng cho phù hợp với qui định và làm cơ sở trích lập thuế thu nhập đại lý cho các DNBH. Về mặt nội dung, phần tỷ lệ hoa hồng cao hơn so với mức qui định được các công ty bảo hiểm lấy từ khoản chi

khác (chi giao dịch, tiếp khách,...) để bù đắp. Thậm chí, một số DNBH cịn thực

hiên ghi hố đơn thu phí hai lần với mục đích dùng phí để trích lại khách hàng,... điều này làm tăng tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm, giảm sức cạnh tranh

của các DNBH, tạo thói quen xấu đối với thị trường và người tham gia bảo hiểm.

* Cạnh tranh thông qua sự can thiệp hành chính

Bên cạnh những chiêu thức cạnh tranh nói trên thì hiện nay các DNBH còn cạnh tranh với nhau thông qua sự can thiệp hành chính. Các DNBH trong ngành thường được ngành tạo điều kiện và lợi thế để cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các đơn vị khác trực thuộc ngành hoặc qua mối quan hệ tạo điều kiện qua lại; một số DNBH đã đạt được lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm thơng qua sức ép hành chính

xuống các đơn vị trực thuộc.

Điều này hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng của các DNBH khác, đồng

thời các DNBH được hỗ trợ sẽ sử dụng lợi thế của mình để hoạt động mà không

quan tâm đến việc cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng phạm vi hoạt động, phục vụ lợi ích chung của khách hàng.

Nhìn vào thực tế những gì đang diễn ra trên thị trường BHPNT Vĩnh Phúc, có thể thấy cịn khơng ít những động thái trong hoạt động kinh doanh không lành mạnh.

(2) Số lượng DNBH.

Tại Vĩnh Phúc, năm 2002 chỉ có duy nhất một DNBH là Cơng ty Bảo Việt Vĩnh Phúc có trụ sở thì đến năm 2009 là 6 Cơng ty, văn phịng đại diện. Năm 2011 thị trường vẫn được tiếp tục mở rộng và phát triển với sự tham gia của 11 Cơng ty, văn phịng đại diện. Tuy nhiên, đến cuối 2015 trên thị trường BHPNT Vĩnh Phúc

chỉ còn 8 DNBH có trụ sở tại và 1 văn phịng đại diện.

Bảng 3.11. Số lượng các doanh nghiệp BHPNT trên thị trường BHPNT Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Số lượng Công ty BHPNT 6 7 7 8 8 8 8

Số lượng VP đại diện 2 4 4 1 1 1 1

Tổng 8 11 11 9 9 9 9

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc)

Tuy nhiên, có rất nhiều DNBH khơng có trụ sở, văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc nhưng thực hiện khai thác trên địa bàn Vĩnh Phúc. Theo ước tính của Cơng ty

Bảo Việt Vĩnh Phúc năm 2015, có khoảng 20 Công ty BHPNT thực hiện khai thác các dịch vụ bảo hiểm trên địa bàn tỉnh và được chia thành bốn nhóm chính.

Nhóm các Cơng ty dẫn đầu: Bao gồm các cơng ty có thị phần lớn, mạng lưới rộng, đối tượng khách hàng lớn và đa dạng là: Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Công ty Bảo hiểm Pijico, Công ty Bảo hiểm BTI, Công ty Bảo hiểm PVI, Cơng ty Bảo hiểm Bảo Minh.

Nhóm các cơng ty thuộc sở hữu ngân hàng: Bao gồm Công ty Bảo hiểm BIC, Công ty Bảo hiểm MIC, Công ty Bảo hiểmVBI, Công ty Bảo hiểm ABIC, Công ty Bảo hiểm BSH. Những Cơng ty Bảo hiểm này có lợi thế lớn trong việc tận dụng khách hàng và kênh phân phối của ngân hàng mẹ.

Nhóm các cơng ty có lợi thế trong phân khúc khách hàng có vốn FDI: Bao gồm Công ty Bảo hiểm Samsung, Công ty Bảo hiểm Liberty, Công ty Bảo hiểm MSIG, Cơng ty Bảo hiểm AIG,...

Nhóm các cơng ty trong nước khác như: Công ty Bảo hiểm Xuân Thành, Công ty Bảo hiểm Bảo Long, Công ty Bảo hiểm Viễn Đông, Công ty Bảo hiểm

AAA, Cơng ty Bảo hiểm Tồn Cầu.

Điều này vừa phản ánh tình hình cạnh tranh gay gắt vừa cho thấy thị trường

chưa đủ hấp dẫn để có thêm nhiều các DNBH thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện trong khi Vĩnh Phúc với rất nhiều những ưu thế về phát triển kinh tế, xã

hội, điều kiện tự, nhiên địa lý.

(3) Tập quán kinh doanh.

Vĩnh Phúc là một vùng đất cổ, trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, người dân Vĩnh Phúc luôn mang trong mình niềm tự hào về truyền thống

đấu tranh dựng nước, giữ nước và một nền văn hoá rực rỡ. Vĩnh Phúc vẫn chịu ảnh

hưởng sâu sắc của văn hoá Hùng Vương, Kinh Bắc và Thăng Long, những nền văn hoá dân gian đặc sắc với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức ln được gìn giữ

và phát huy. Chính yếu tố văn hố này, ảnh hưởng khơng nhỏ đến thói quen tham

gia BH của người dân Vĩnh Phúc, việc tham gia BH theo thói quen, theo các mối quan hệ, hay việc giải quyết các vấn đề liên quan đến BH theo quan điểm “thấu tình

đạt lý” khá phổ biến. Theo kết quả điều tra của tác giả, 80% số người được hỏi tham

gia BH vì thói quen hoặc có người thân quen, người quen làm việc trong các Công ty BHPNT.

Trình độ hiểu biết về các sản phẩm BH của người dân Vĩnh Phúc chưa nhiều cùng với sự phân bổ mật độ dân cư cao đã khiến việc thói quen tham gia BH này trở nên khó thay đổi, khiến những DNBHPNT mới, đặc biệt là các DNBHPNT nước

ngồi khó gia nhập thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

(4) Yếu tố bảo hiểm nội ngành.

Hiện nay tại Việt Nam đã và đang có nhiều quan điểm trái chiều về ảnh

hưởng của yếu tố bảo hiểm nội ngành đến sự phát triển của thị trường BHPNT Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là hai quan điểm:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, các doanh nghiệp BHPNT khi cung cấp các

dịch vụ bảo hiểm nội ngành có thể dẫn đến tình trạng khơng đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, có thể khiến thị trường bị chia cắt, cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù, quy định về đấu thầu bảo hiểm ra đời nhằm hạn chế những tiêu cực này nhưng trên

thực tế thì hầu thắng thầu hầu hết thuộc về các công ty BHPNT nội ngành.

Quan điểm thứ hai cho rằng, yếu tố bảo hiểm nội ngành tồn tại là phù hợp

với xu thế chung của thế giới. Trên thới giới vẫn đang phổ biến xu hướng các tập

đồn kinh tế thành lập các cơng ty BH trong ngành và sử dụng những dịch vụ bảo

hiểm của chính những cơng ty này như Allianz, AIG, HSBC, ...Việc thành lập các công ty BHPNT nội ngành sẽ tận dụng được thế mạnh của các tập đoàn, điều này góp phần quan trọng trong việc xây dựng những doanh nghiệp BHPNT lớn trong nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBHPNT trong nước, nâng tầm thị trường BHPNT Việt Nam.

Tại Vĩnh Phúc, yếu tố bảo hiểm nội ngành đang là một trong những yếu tố

mang lại sự ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thị trường BHPNT trong

những năm qua. Trên thực tế, các công ty BHPNT như PTI Vĩnh Phúc, BIG Vĩnh Phúc, MIC Vĩnh Phúc, PJICO Vĩnh Phúc,...gia nhập vào thị trường BHPNT Vĩnh Phúc và nhanh chóng có vị trí trên thị trường một phần lớn chính là nhờ cung ứng

các dịch vụ bảo hiểm nội ngành hoặc tận dụng, khai thác thế mạnh của ngành. Trên cơ sở nền tảng ổn định đó, các cơng ty có điều kiện nhiều hơn trong việc phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường.

Bảng 3.12. Tỷ lệ phí bảo hiểm khai thác nhờ yếu tố bảo hiểm nội ngành tại một số công ty BH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015.

STT Tên Công ty Tỷ lệ phí bảo hiểm khai thác nhờ yếu tố bảo hiểm nội ngành/Tổng phí bảo hiểm gốc (ước)

1 Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc 10% - 15%

2 Công ty Bảo hiểm BIG Vĩnh Phúc 65% - 70%

3 Công ty BH MIC Vĩnh Phúc 50% - 60%

4 Công ty PJICO Vĩnh Phúc 35% - 40%

5 Công ty BH PTI Vĩnh Phúc 40% - 50%

(Nguồn: Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)