Khái quát về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 67)

3.1.1. Thị trường BHPNT Việt Nam

Cột mốc đầu tiên đánh dấu sự hình thành của thị trường BH Việt Nam đó là

việc Cơng ty Bảo hiểm Việt Nam (sau này là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam) chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 1 năm 1965. Sau khi Miền Nam hoàn toàn

được giải phóng, Cơng ty Bảo hiểm Miền Nam và Tái bảo hiểm Miền Nam được

sáp nhập với Công ty Bảo hiểm Việt Nam.

Trong giai đoạn 1965 - 1993, nhà nước thực hiện chính sách độc quyền về

BH, thị trường Bảo hiểm Việt Nam chưa thực sự hình thành, chỉ có duy nhất Cơng ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh

trong lĩnh vực BHPNT, mọi dịch vụ BH đều do Bảo Việt độc quyền triển khai. Do

khơng có yếu tố cạnh tranh nên chất lượng dịch vụ còn hạn chế, số lượng dịch vụ ít và chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu về BH của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc tồn tại quá lâu của cơ chế kế hoạch hố tập trung đã kìm hãm sự phát triển của TTBH Việt Nam.

Từ năm 1993 đến nay, việc đa dạng hố các loại hình DNBH đã phá vỡ cơ

chế độc quyền và tạo nên cơ chế cạnh tranh trên thị trường BH, các doanh nghiệp

cạnh tranh bằng giá cả, chính sách phân phối và đưa các sản phẩm BH tốt nhất đến với khách hàng [23].

Như vậy có thể thấy thị trường BH đã có bước chuyển biến cơ bản từ chỗ:

chỉ có 1 Cơng ty BH Nhà nước độc quyền (Bảo Việt) năm 1965 và 1 công ty môi

giới BH Inchinbrok năm 1993 đã phát triển thành một thị trường DVBH đa thành

phần với nhiều loại hình BH đa dạng, phong phú. Đến cuối năm 2015 thị trường

BHPNT Việt Nam đã có 29 công ty BH phi nhân thọ thuộc nhiều khối DN khác nhau gồm: Công ty cổ phần, liên doanh và cơng ty 100% vốn nước ngồi. Cùng với

đó là hàng nghìn sản phẩm BH đã và đang được triển khai, đáp ứng cơ bản nhu cầu

bảo hiểm của người dân.

3.1.2. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc

Đánh dấu sự hình thành của thị trường BH Vĩnh Phúc đó là việc Cơng ty Bảo

hiểm Vĩnh Phúc chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 1997.

- Giai đoạn 1997 - 2002: Giai đoạn này, tỉnh Vĩnh Phúc mới được tái thiết

lập trên cơ sở tách từ tỉnh Phú Thọ, cơ sở vật chất còn nghèo nàn. Giai đoạn này

trên thị trường BHPNT Vĩnh Phúc chỉ có duy nhất Cơng ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc (Nay là Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc) hoạt động độc quyền với một số nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống như: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm kết hợp con người, bảo hiểm vật chất ô tô,...

- Giai đoạn 2002 - 2005: Đây là giai đoạn Vĩnh Phúc bắt đầu thực hiện một

số chính sách phát triển kinh tế như chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tỉnh, chính sách phát triển ngành dịch vụ,... Một số Công ty BHPNT xuất hiện và hoạt động dưới dạng các văn phòng đại diện trên thị trường như: Văn phịng

Cơng ty Bảo hiểm PJICO, Công ty Bảo hiểm PVI, Công ty bảo hiểm PTI,... trên thị trường bắt đầu có sự cạnh tranh.

- Giai đoạn 2006 - 2010: Giai đoạn này Vĩnh Phúc là một trong số 10 tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, quy mô thị trường BHPNT có sự phát triển mạnh mẽ với 11 cơng ty BHPNT và văn phòng đại diện, hoạt động khai thác trên hầu hết các lĩnh vực cuộc sống.

- Giai đoạn 2010 - 2015: Chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nói chung,

Vĩnh Phúc nói riêng. Khơng có thêm Công ty BHPNT mới nào gia nhập thị trường, nhưng tình trạng cạnh tranh gay gắt với diễn biến phức tạp đang là vấn đề nổi cộm trên thị trường.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước chuyển biến cơ bản từ chỗ: chỉ có 1 Cơng ty Bảo hiểm Nhà nước độc quyền (Bảo Việt) năm 1997, đã phát triển thành một thị trường BH đa thành phần với nhiều loại hình BH đa dạng, phong phú.

Đến cuối năm 2015 thị trường BHPNT Vĩnh Phúc có 9 cơng ty, văn phịng đại diện

thuộc nhiều khối doanh nghiệp khác nhau. Từ chỗ, người dân Vĩnh Phúc chỉ có cơ hội tiếp cận một số dịch vụ BHPNT truyền thống, đơn giản đến các dịch vụ BHPNT phức tạp, thiết thực với nhu cầu mang tính đặc thù địa phương như: bảo hiểm cho bò sữa, bảo hiểm đàn gia cầm, bảo hiểm trách nhiệm của chủ ni chó, bảo hiểm ung

thư,...

Có thể nói, so với thị trường BHPNT Việt Nam, thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc còn non trẻ, đồng thời Vĩnh Phúc cũng là một tỉnh nhỏ song là một trong những thị trường năng động, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, (khoảng 20%/năm)

đảm bảo cơ bản nhu cầu bảo vệ rủi ro, rất hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài

nước đang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng

dịch vụ BH, tiềm năng khai thác, số lượng DNBH có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Vĩnh Phúc lại chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

3.1.3. Đặc trưng của thị trường BH phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc

- Đặc trưng về DNBH: Toàn bộ các DNBHPNT tại Vĩnh Phúc đều là các

Công ty BHPNT thành viên, các văn phịng đại diện. Chính vì đặc thù này, nhiều

khách hàng lớn, đặc biệt là các khách hàng nước ngoài đang hoạt động sản xuất,

kinh doanh trên địa bàn tỉnh, còn e ngại trong việc tham gia bảo hiểm tại các

DNBHPNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đặc trưng về chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh của các Công ty BHPNT tại Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các chiến lược kinh doanh của các Công ty mẹ, nên các Công ty BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc khó chủ động trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững phù hợp với đặc thù của tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời sự liên kết, hợp tác giữa các Công ty BHPNT Vĩnh Phúc chưa cao, điều

này dẫn đến tình trạng trục lợi bảo hiểm xảy ra ngày càng nhiều và khó kiểm sốt. - Đặc trưng về chính sách nộp thuế tại địa phương: Các Công ty BHPNT

Vĩnh Phúc chỉ thực hiện nộp thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân cho người lao động tại địa phương, trong khi một khoản thuế rất lớn là thuế TNDN thì lại nộp theo

phương nào sẽ nộp thuế TNDN tồn DN tại địa phương đó. Chính điều này, khiến

sự đóng góp của các Cơng ty BHPNT Vĩnh Phúc vào Ngân sách tỉnh không cao so với những lĩnh vực kinh doanh khác. Đây là một trong những lý do khiến sự tâm đến sự phát triển của thị trường BHPNT của tỉnh chưa nhiều.

- Đặc trưng về sự gắn kết giữa địa phương với các Công ty BHPNT chưa

cao: Bởi các Công ty BHPNT tại Vĩnh Phúc chịu sự quản lý trực tiếp theo ngành dọc. Điều này dẫn đến một thực tế: rất nhiều sản phẩm BH mang tính phúc lợi xã

hội, được Nhà nước quan tâm lại triển khai tương đối chậm và kém hiệu quả tại hầu hết các địa phương trong cả nước, trong đó có Vĩnh Phúc như: bảo hiểm thân thể

cho đối tượng khó khăn, bảo hiểm cây trồng, vật ni,…Hay thực trạng, số lượng

lớn các DN nước ngoài hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn Vĩnh

Phúc không tham gia BH tại Vĩnh Phúc. Điều này khiến các DNBHPNT Vĩnh Phúc mất đi cơ hội khai thác rất lớn, mất đi cơ hội được triển khai những sản phẩm

BHPNT kỹ thuật cao.

- Đặc trưng về cơ quan quản lý và giám sát thị trường: Các Công ty BHPNT Vĩnh Phúc chịu áp lực doanh thu rất lớn từ các Công ty mẹ, trong khi các cơ quan quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh BHPNT tại các địa phương, nhất là các địa phương vùng tỉnh lẻ như Vĩnh Phúc lại ít hoặc khơng có nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh đã và đang là vấn đề rất lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)