Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh vĩnh phúc (Trang 101 - 109)

3.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển của thị trường

3.3.4. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển thị

BHPNT tỉnh Vĩnh phúc qua điều tra, khảo sát

3.3.4.1. Chọn mẫu

Có nhiều cách thức lựa chọn kích thước mẫu nghiên cứu, điều này tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Việc xác định cỡ mẫu được thực hiện thông qua công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý.[54]

Theo Hair và cộng sự (1998), cỡ mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là trên 100 và tỷ lệ quan sát so với biến quan sát theo tỷ lệ 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường, cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỷ lệ 10:1 trở lên [60].

Luận án sử dụng phương pháp hồi quy bội, nên cỡ mẫu càng lớn càng tốt. Tuy nhiên, do đặc thù của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến hết 2015 chỉ có 9 DNBHPNT có trụ, văn phịng đại diện, cùng với số lượng hạn chế về chuyên gia, tư vấn viên có trình độ hiểu biết sâu và kinh nghiệm trong lĩnh vực BHPNT tại Vĩnh Phúc. Vì vậy, tác giả chọn kích thước mẫu là 100 mẫu quan sát, theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

3.3.4.2. Lựa chọn thang đo

Để có thể thu thập được số liệu sơ cấp, phản ánh đánh giá của các chuyên

gia, tư vấn viên BHPNT về các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, luận án sử dụng thang đo Likert. Đây là một trong những thang đo phổ biến

nhất được sử dụng để đo thái độ và hành vi bằng cách sử dụng các lựa chọn trả lời

để phân vùng từ tệ nhất đến tốt nhất (ví dụ từ rất không đồng ý đến rất đồng ý) và

thang đo Likert có thể là 3, 4, 5, 6, 7, 8 hoặc 9 điểm. Về nguyên tắc, các thang đo

càng chi tiết càng chính xác nhưng thang đo ở mức chi tiết quá lớn có thể gây khó khăn cho người trả lời.

Trong khi BHPNT vẫn đang là lĩnh vực với nhiều khái niệm, thuật ngữ phức tạp, nên luận án lựa chọn thang đo Likert 5 điểm, sử dụng thang điểm từ 1 đến 5. Điều này vừa đảm bảo tính tin cậy và cũng khơng gây q khó khăn cho người được hỏi. Trong đó quy ước (1): Mức độ ảnh hưởng rất ít; (2): Mức độ ảnh hưởng

ít; (3): Mức độ ảnh hưởng bình thường; (4): Mức độ ảnh hưởng lớn; (5): Mức độ ảnh hưởng rất lớn.

3.3.4.3. Xây dựng hàm số về các nhân tố tác động tới sự phát triển thị trường

BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó mỗi nhân tố có mức độ ảnh hưởng và tác động của mỗi nhân tố là khác nhau. Để đánh giá sự ảnh hưởng và tác động của các nhân tố, tác giả sử

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 +

β9X9 + β10X10 + β11X11 + Ui

Trong đó:

Y: Sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

β0 : Hệ số tự do (hệ số chặn).

β1, β2, …, β11: là các hệ số hồi quy được dùng từ các hệ số hồi quy ước

lượng được.

X1, X2, …., X11: Các biến độc lập. X1: Môi trường pháp lý.

X2: Môi trường kinh tế, xã hội . X3: Môi trường tự nhiên.

X4: Sự phát triển của hội nhập quốc tế. X5: Tình trạng cạnh tranh trên thị trường. X6: Yếu tố bảo hiểm nội ngành.

X7: Tập quán kinh doanh.

X8: Chiến lược kinh doanh của các DNBH.

X9: Số lượng doanh nghiệp BHPNT trên thị trường. X10: Kênh phân phối sản phẩm.

X11: Thương hiệu và văn hóa kinh doanh của DNBHPNT. U1: Sai số của mơ hình.

3.3.4.4. Kiểm định độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha

Thông qua kinh nghiệm thực tế, phân tích lý thuyết và kết quả của các cuộc nghiên cứu trước đây, tác giả sẽ sử dụng phương pháp xác định các nhân tố từ

trước (Priori Determination). Giả thuyết đặt ra là 11 nhân tố được mã hoá từ

X1,...,X11 ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

Các thang đo kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, công cụ

này giúp loại đi những biến quan sát hay các thang đo không đạt. Các biến quan sát

có hệ số tương quan tổng thể (Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Alpha càng lớn thì độ tin

cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nually &Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình

Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009)[47].

Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích Cronbach’s Alpha nhằm tìm ra kết

quả đánh giá độ tin cậy của các biến, phân tích đánh giá mức độ đồng thuận của

những người được hỏi về nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 3.13. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha Biến quan sát bình nếu Trung Biến quan sát bình nếu Trung

loại biến

Phương sai nếu loại biến

Quan hệ với biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến X1 33,550 10,008 0,777 0,526 X2 34,740 12,497 0,726 0,587 X3 33,960 9,978 0,856 0,511 X4 33,040 9,857 0,785 0,522 X5 33,190 21,347 -0,831 0,821 X6 33,490 11,364 0,837 0,550 X7 34,390 13,149 0,319 0,644 X8 32,800 11,576 0,779 0,561 X9 32,640 18,677 -0,728 0,756 X10 34,080 15,246 0,034 0,687 X11 35,020 14,545 0,454 0,644 Tổng biến 11 Cronbach’s Alpha 0,666

Độ tin cậy: có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,666 (lớn hơn 0,6) nên thang đo thành phần tin cậy đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến

X1,.., X11 đều lớn hơn 0,3. Như vậy các X1, X2…, X11 có thang đo phù hợp.

3.3.4.5. Kết quả phân tích mơ hình

* Mơ tả thống kê.

Bảng 3.14. Bảng mô tả thống kê (Descriptive Statistics) Biến quan sát Cỡ mẫu Giá trị

thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Y 100 2 5 3,44 0,880 X1 100 2 5 3,54 0,979 X2 100 2 4 2,35 0,575 X3 100 2 5 3,13 0,917 X4 100 2 5 4,05 0,999 X5 100 2 5 3,90 0,8103 X6 100 2 5 3,60 0,696 X7 100 2 4 2,70 0,835 X8 100 3 5 4,29 0,701 X9 100 4 5 4,45 0,5000 X10 100 2 5 3,01 0,643 X11 100 2 4 2,07 0,326 Valid N (listwise) 100

* Kết quả phân tích hồi quy: - Các hệ số hồi quy:

Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc được thể hiện trong bảng 3.10 sau:

Bảng 3.15. Bảng hệ số hồi quy (Coefficientsa)

Mơ hình

Hệ số chưa chuẩn hố Hệ số chuẩn hoá

Giá trị t Mức ý nghĩa Sig. Trọng số Sai lệch chuẩn Beta 1 Hằng số 2,626 0,738 3,556 0,001 X1 0,108 0,073 0,121 1,409 0,140 X2 0,345 0,094 0,226 3,674 0,000 X3 0,197 0,095 -0,206 -2,082 0,040 X4 264 0,082 0,300 3,204 0,002 X5 -0,463 0,053 -0,427 -8,821 0,000 X6 0,022 0,067 0,017 0,331 0,742 X7 -0,046 0,038 -0,044 -1,205 0,232 X8 0,307 0,120 0,245 2,569 0,012 X9 -0,001 0,088 0,000 -0,007 0,994 X10 -0,104 0,049 -0,076 -2,127 0,036 X11 0,009 0,104 0,003 0,088 0,930

(Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả trên phầm mềm SPSS)

- Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy:

Để có thể khẳng định sự phù hợp của mơ hình này, ta tiến hành kiểm định F

Bảng 3.16. Phân tích phương sai (ANOVAa) Mơ hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. 1 Hồi quy 72,926 11 6,630 157,094 0,000b Phần dư 3,714 88 0,042 Tổng 76,640 99

(Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả trên phần mềm SPSS)

Từ bảng kết quả: có F= 157,094 và Sig.=0,000 <5%. Như vậy, có thể kết luận rằng 11 biến độc lập hiện có trong mơ hình đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

ở các mức độ khác nhau, điều này cũng có nghĩa hàm hồi quy là phù hợp.

- Mức độ phù hợp của mơ hình:

Bảng 3.17. Tóm tắt hệ số hồi quy (Model Summary)

Mơ hình R R2 R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn của ước lượng

1 0,975a 0,952 0,945 0,205

(Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả trên phần mềm SPSS)

Kết quả R2 = 0,952: Như vậy trong mơ hình hồi quy, các biến độc lập có khả năng giải thích được 95,2% biến động của biến phụ thuộc.

Phương trình hồi quy tuyến tính xác định như sau:

Kết quả phân tích hồi quy cho kết quả như sau:

Y = 2,626 + 0,108.X1 + 0,345.X2 + 0.197 X3 + 0,264.X4 - 0,463.X5 + 0,022.X6 - 0,046.X7 + 0,307.X8 - 0,001.X9 - 0,104.X10 + 0,009.X11

Trong số 11 biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc có 7 biến có hệ số góc dương và 4 biến có hệ số góc âm. Nói cách khác, trong 11 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc có 7 yếu tố ảnh

hưởng cùng chiều là: X1: Môi trường pháp lý; X2: Môi trường Kinh tế- xã hội; X3: Môi trường tự nhiên; X4: Sự phát triển của hội nhập quốc tế; X6: Yếu tố bảo hiểm nội ngành; X8: Chiến lược kinh doanh bền vững của DNBH. Và 4 yếu tố tác động ngược chiều là: X5: Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh; X7: Tập quán kinh

doanh; X9: Số lượng DNBHPNT trên thị trường; X10: Kênh phân phối sản phẩm.

Bảng 3.18. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

STT Biến Tên gọi Mức độ tác động (Beta) Các nhân tố ảnh hưởng tích cực

1 X2 Môi trường KT- XH 0,345

2 X8 Chiến lược kinh doanh của các DNBH 0,307

3 X4 Sự phát triển của hội nhập quốc tế 0,264

4 X3 Môi trường tự nhiên 0,197

5 X1 Môi trường pháp lý 0,108

6 X6 Yếu tố bảo hiểm nội ngành 0,022

7 X11 Thương hiệu và văn hoá kinh doanh 0,009

Các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực

8 X5 Tình trạng cạnh tranh trên thị trường -0,463

9 X10 Kênh phân phối sản phẩm -0,104

10 X7 Tập quán kinh doanh -0,046

11 X9 Số lượng DNBHPNT trên thị trường -0,001

(Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả trên phần mềm SPSS)

Sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của các yếu tố đến sự phát triển bền

vững của TTBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc ở các mức độ khác nhau, trong đó chúng ta có thể rút ra các yếu tố có mức độ ảnh hưởng tích cực nhất là Môi trường KT-XH;

Chiến lược kinh doanh của các DNBHPNT; Sự phát triển của hội nhập quốc tế; Môi trường tự nhiên; Môi trường pháp lý và yếu tố có mức độ ảnh hưởng tiêu cực lớn

nhất là Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Đây là một trong

những cơ sở quan trọng để tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường sự ảnh hưởng của những yếu tố tích cực và giảm thiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh vĩnh phúc (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)