2.2. Lý luận về phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ địa phương
2.2.4. Mục tiêu phát triển thị trường BHPNT địa phương
Để thị trường BHPNT địa phương có thể phát triển cả về lượng và chất theo
hướng bền vững, mục tiêu của phát triển thị trường BHPNT địa phương cần nghiên cứu trên cơ sở các nội dung của phát triển bền vững và đặc thù của thị trường
BHPNT. Theo đó, mục tiêu phát triển thị trường BHPNT địa phương được nghiên
cứu trên các khía cạnh sau:
- Về mặt kinh tế: Phát triển thị trường BHPNT không đồng nghĩa với sự gia tăng doanh thu phí BH khơng giới hạn, tối đa hố lợi nhuận trong mọi hồn cảnh,
chinh phục thị trường bằng mọi cách. Phát triển thị trường BHPNT địa phương đòi hỏi phải cân nhắc các hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ với chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, những tổn hại đến sự phát triển của thị trường
trong tương lai. Vì vậy, phát triển thị trường BHPNT phải hướng tới sự tăng trưởng ổn
định về doanh thu và lợi nhuận trong dài hạn, sự gia tăng đều số lượng các DNBH
tham gia vào thị trường, sự gia tăng số thuế nộp vào ngân sách địa phương.
- Về mặt xã hội: Sự phát triển trường BHPNT địa phương có nghĩa phải góp phần xây dựng xã hội công bằng hơn, làm cho cuộc sống người dân địa phương an
bình hơn, có mơi trường sống hài ho và ngày càng nhiều an sinh. Các DNBH hoạt
động có hiệu quả, có năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng thanh toán tốt khi rủi
ro BH xảy ra và có năng lực điều hành tốt, đảm bảo sự ổn định cho các tầng lớp dân cư địa phương, đáp ứng nhu cầu sản phẩm của người dân địa phương.
Cùng với đó là sự gia tăng các giá trị văn hoá của một địa phương, cũng có nghĩa những hành động trục lợi BH, những rủi ro từ những hành động thiếu ý thức giảm đi, nhận thức về tham gia BH như một trách nhiệm với cộng đồng từ người
dân sẽ tăng lên. Các DNBH sẽ phải nỗ lực hơn trong việc gia tăng giá trị văn hoá doanh nghiệp như: Xây dựng triết lý hoạt động, đạo đức kinh doanh, danh mục sản
phẩm mà doanh nghiệp cung ứng ra thị trường, … nhằm phục vụ khách hàng tốt
nhất. Từ đó, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
- Về mặt môi trường: Trên quan điểm, kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ
sinh thái và phát triển kinh tế phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Nếu môi trường bị phá hủy do sự phát triển của nền kinh tế. Một phần hậu quả của vấn đề này, thị trường BHPNT sẽ phải gánh chịu và điều này sẽ kìm hãm sự phát triển
của thị trường BHPNT trong tương lai.
Là một trong những nước trên thế giới chịu tác động nhiều nhất từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang xảy ra liên tiếp các trận thiên tai như lũ lụt, hạn hán, động
đất,… gây thiệt hại lớn về người và của. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe người dân với tỷ lệ người mắc bệnh hiểm nghèo ngày càng cao, làm gia tăng các rủi ro về bệnh tật, tử vong. Điều này, làm gia tăng rủi ro bảo
hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường BHPNT.
Vì vậy, phát triển thị trường BHPNT trên góc độ môi trường phải hướng tới
việc cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ BH môi trường, tham gia vào các hoạt
động khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra và các chương trình hành động vì mơi
trường tại địa phương.
- Về Biện pháp quản lý và giám sát thị trường: Phát triển thị trường BHPNT có nghĩa là sự kết hợp và dung hoà các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường. Các biện pháp quản lý và giám sát thị trường cần phải tôn trọng và bảo vệ công bằng, khuyến khích sự đối thoại giữa các chủ thể tham gia vào thị trường và tham gia trên tinh thần phù hợp với các nguyên tắc dân chủ, tự do. Hướng tới mục tiêu minh bạch thông tin về thị trường nhằm củng cố niềm tin của người dân vào các dịch vụ bảo hiểm cũng như thúc đẩy sự phát triển của thị trường trong tương lai.