Qua kết quả phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh sự phát triển thị
trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc và những phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy:
3.4.1. Một số kết quả đạt được
3.4.1.1 Trên góc độ kinh tế
Một là, tốc độ tăng trưởng doanh thu trên thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc
trong những năm qua cao: Với tốc độ trung bình giai đoạn 2011 – 2015 là 18,2% trong khi của cả nước là 12,9%. Đồng thời, qua phân tích biên độ dao động cũng
cho thấy tỷ lệ tăng doanh thu trên thị trường BHPNT Vĩnh Phúc ổn định hơn nhiều so với thị trường BHPNT Việt Nam.
Hai là, lợi nhuận trước thuế trên thị trường năm sau cao hơn năm trước: Nếu
như số lợi nhuận trước thuế năm 2011 toàn thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 là 38,3 tỷ đồng thì đến năm 2015 con số này là 53,74 tỷ đồng.
Ba là, tỷ lệ bồi thường tương đối thấp: Với tỷ lệ bồi thường trung bình giai
đoạn 2011 - 2015 là 29,5% và đang có xu hướng tiếp tục giảm, được coi là một yếu
tố sáng của thị trường BHPNT Vĩnh Phúc. Điều này phản ảnh rủi ro xảy ra đối với các dịch vụ bảo hiểm trên thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, được đánh giá nằm
trong vùng tương đối an tồn.
3.4.1.2. Trên góc độ xã hội.
Một là, số lượng đại lý bảo hiểm ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi
trong việc phân phối sản phẩm đến người tham gia bảo hiểm.
Hai là, đáp ứng nhu cầu cơ bản về sản phẩm của KH: Với khoảng 280 sản
phẩm bảo hiểm khác nhau trên tất cả các lĩnh vực đã và đang được triển khai tại
Vĩnh Phúc, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội và tạo ra sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng.
Ba là, năng lực quản trị điều hành có xu hướng phát triển: thể hiện ở đội ngũ
95% có trình độ đại học trở lên và đều đã trải qua hầu hết các khóa đào tạo nghiệp
vụ BHPNT của Hiệp hội bảo hiểm.
Bốn là, ngày càng nhiều các sản phẩm BHPNT dành cho những đối tượng
khó khăn được triển khai: Trong những năm qua, các Công ty BHPNT trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai được tương đối nhiều sản phẩm BH mang tính phúc lợi xã hội, nổi bật là sản phẩm BH sinh mạng cho đối tượng hưu trí, sản phẩm BH thân thể cho hội viên hội phụ nữ, sản phẩm bảo hiểm ưu đãi cho thương, bệnh binh,...
3.4.1.3. Trên góc độ môi trường
Một là, khả năng khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh gây ra góp phần
bảo vệ môi trường thông qua một số dịch vụ BH: Việc triển khai các dịch vụ BH nông nghiệp của các doanh nghiệp BHPNT như: Bảo hiểm bò sữa, bảo hiểm đàn
gia cầm,... tại một số huyện thị trong tỉnh, khơng những góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế nơng thơn của tỉnh, cịn được các cấp chính quyền đánh giá cao trong việc góp phần bảo vệ môi trường.
Hai là, các chương trình hành động vì mơi trường tại địa phương: Trong
những năm qua, các DNBH trên địa bản tỉnh đã rất tích cực trong việc hưởng ứng các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường tại địa phương. Điều này cho thấy, các
DNBH trên địa bàn tỉnh ngày càng ý thức được trách nhiệm đối với sự phát triển
bền vững của địa phương cũng như mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và hiệu
quả kinh doanh của ngành BHPNT trên địa bàn tỉnh.
3.4.2. Một số hạn chế
3.4.2.1. Trên góc độ kinh tế.
Một là, hiệu quả kinh doanh trên thị trường có xu hướng giảm: Mặc dù tốc
độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm tương đối cao và ổn định so với thị trường
BHPNT Việt Nam và tỷ lệ bồi thường có xu hướng ngày càng thấp so với cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng lơi nhuận trước thuế lại có xu hướng giảm.
Hai là, tỷ lệ đóng góp của doanh thu phí vào GRDP của tỉnh nhỏ so với mặt
bằng chung của cả nước: Mặc dù, tỷ lệ đóng góp của doanh thu phí vào GRDP năm sau cao hơn năm trước, cho thấy sự đóng góp ngày càng lớn của ngành BHPNT tỉnh
vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Nhưng còn thấp hơn nhiều so với toàn thị trường BHPNT Việt Nam.
Ba là, số tiền nộp vào ngân sách tỉnh thấp: Số tiền nộp vào ngân sách tỉnh từ
các DNBH trên địa bàn tỉnh chủ yếu thông qua các loại thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của người lao động và một số loại phí, lệ phí khác. Trong khi thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số tiền nộp vào ngân sách thì các DNBH lại nộp theo Cơng ty mẹ.
3.4.2.2. Trên góc độ xã hội.
Một là, sự phân bổ lợi nhuận chưa có sự hài hoà giữa địa phương – DNBH –
Người tham gia bảo hiểm: Lợi ích từ sự gia tăng lợi nhuận trên thị trường BHPNT chỉ thuộc về công ty mẹ và một phần nhỏ thuộc về người lao động thông qua tiền lương hiệu quả mà họ được nhận, mà không liên quan đến người tham gia bảo hiểm, nguồn thu ngân sách cũng như các hoạt động phúc lợi xã hội tại Vĩnh Phúc.
Hai là, số lượng đại lý BHPNT tăng nhưng lại thiếu những đại lý BH chun
nghiệp, có trình độ hiểu biết sâu về bảo hiểm. Thông tin trên thị trường chủ yếu
thuộc về DNBH, người tham gia BH thiếu hụt thông tin về dịch vụ bảo hiểm, khiến họ không hiểu hết về quyền lợi bảo hiểm …
Ba là, số lượng DNBHPNT có trụ sở, chi nhánh, văn phịng trên thị trường
BHPNT khơng gia tăng trong những năm gần đây nhưng có rất nhiều doanh nghiệp BHPNT khơng có trụ sở, văn phịng đại diện tại Vĩnh Phúc nhưng thực hiện khai
thác trên địa bàn Vĩnh Phúc. Điều này vừa phản ánh tình hình phức tạp vừa phản
ánh sự thiếu hấp dẫn của thị trường.
Bốn là, số lượng sản phẩm BH tăng nhanh nhưng chủ yếu tập trung vào các
lĩnh vực truyền thống và đơn giản, còn rất nhiều lĩnh vực bảo hiểm phức tạp, giá trị bảo hiểm lớn tại các DN nước ngồi, lĩnh vực bảo hiểm nơng nghiệp đang được Đảng và Nhà nước quan tâm,... chưa được các DNBH trong tỉnh quan tâm, khai thác.
Năm là, thị trường phát triển mất cân đối: Sự phát triển thị trường chưa cân
đối với tiềm năng, các hoạt động bảo hiểm chỉ phát triển ở thành phố Vĩnh Yên, thị
thị xã có mức sống cao. Trong khi ở các huyện còn lại như Tam Dương, Yên Lạc, các huyện miền núi Sông lô, Lập Thạch, Tam Đảo việc tham gia BH của người dân rất hạn chế, bởi khó tiếp cận với các dịch bảo hiểm.
3.4.2.3. Trên góc độ mơi trường
Các sáng kiến cung cấp dịch vụ bảo hiểm mơi trường chưa có tại Vĩnh Phúc: Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt sự gia tăng nhanh các khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và vấn đề ô
nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp này luôn được các cơ quan chức năng và người dân trong tỉnh quan tâm sâu sắc, đặc biệt là người lao động trong các nhà
máy sản xuất trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, đến hết năm 2015 vẫn chưa có sản phẩm bảo hiểm môi trường nào được triển khai tại Vĩnh Phúc.
Có thể thấy, trong những năm qua thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự phát triển đáng ghi nhận, tuy nhiên sự phát triển này lại chưa mang tính bền vững thể hiện ở cả ba khía cạnh (1) kinh tế, (2) xã hội và (3) môi trường. Cụ thể:
Trên góc độ kinh tế: Sự gia tăng nhanh và ổn định về doanh thu phí bảo
hiểm, tỷ lệ bồi thường trên doanh thu phí bảo hiểm thấp và có xu hướng giảm của thị trường BHPNT đã phản ánh được sự phát triển về mặt lượng của thị trường và tính an tồn của các sản phẩm bảo hiểm. Tuy nhiên, sự phát triển này chưa mang tính bền vững thể hiện ở chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu phí bảo hiểm có xu hướng giảm, số tiền nộp Ngân sách tình và sự đóng góp của doanh thu phí bảo hiểm của GRDP tỉnh thấp so với mặt bằng chung của cả nước.
Trên góc độ xã hội: Số lượng đại lý tăng nhanh, số lượng sản phẩm bảo hiểm cơ bản đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm của tỉnh, gia tăng các sản phẩm BH dành cho các đối tượng xã hội, năng lực quản trị điều hành của các DNBH trong tỉnh có xu
hướng tăng. Tuy nhiên, sự phân bổ lợi ích chưa hài hoà giữa Địa phương – DNBH – Người tham gia bảo hiểm, số lượng đại lý hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực BHPNT có xu hướng giảm, sản phẩm BH chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực truyền thống, thị trường phát triển mất cân đối. Điều này cho thấy, thị trường BHPNT có sư phát triển trên góc độ xã hội nhưng sự phát triển này chưa mang tính bền vững.
Trên góc độ mơi trường: Mặc dù ý thức được ý nghĩa của việc chung tay với cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ môi trường của các DNBH trong tỉnh, thể
hiện thông qua các hoạt động khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh gây ra cũng như các hoạt động vì mơi trường tại địa phương nhưng các hoạt động này vẫn chưa thực sự nhiều và hiện tại vẫn chưa có sản phẩm BH mơi trường nào được triển khai tại Vĩnh Phúc.
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên
3.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Một là, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm xác đáng đến sự phát
triển của thị trường BHPNT, chưa tạo ra được môi trường kinh doanh để các DNBH gắn bó với địa phương.
Hai là, các DNBH vẫn chưa có đủ động lực, sự yên tâm để thực hiện các
chiến lược kinh doanh bền vững, gắn bó với địa phương: Hầu hết, các DNBH vẫn vì các mục tiêu trước mắt đó là tăng trưởng doanh thu cao, giành giật thị phần, gia
tăng lợi nhuận mà chưa quan tâm sâu sắc đến các mục tiêu phát triển bền vững
trong tương lai.
Ba là, các DNBH chưa tạo ra những kênh hữu hiệu để tuyên truyền rộng rãi
về mục đích, ý nghĩa, tác dụng của bảo hiểm, khiến nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm đều có cảm giác bị bắt buộc (chẳng hạn như khi vay vốn ngân hàng, xuất nhập khẩu, …).
Bốn là, ý thức người dân Vĩnh Phúc về việc tham gia BH chưa cao: Việc
tham gia bảo hiểm của đại đa số người dân Vĩnh Phúc chủ yếu theo thói quen, hoặc bị bắt buộc, hoặc phải có điều kiện.
3.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
Một là, sự quản lý và giám sát thị trường BHPNT của các cơ quan quản lý
chưa chặt chẽ và hiệu quả: Sự thiếu đồng bộ, thống nhất trong việc quản lý và giám sát thị trường giữa các cơ quan chức năng trong lĩnh vực BHPNT và chính quyền
địa phương, đã khiến tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh diễn ra phức tạp trên
lợi cho các DNBH phát triển: Tình trạng giảm phí, trích hoa hồng trực tiếp cho khách hàng và trích với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ Bộ Tài chính cho phép, ngày càng có xu hướng khó kiểm sốt. Sự can thiệp hành chính đang diễn ra phổ biến, đã và đang được các chuyên gia BH đánh giá như là một nguyên nhân cơ bản khiến các DNBH
nước ngồi khó có thể gia nhập vào thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.
Hai là, cơ hội để nâng cao trình độ nhận thức về các dịch vụ BHPNT của
người dân vĩnh Phúc chưa nhiều: BHPNT vốn là một lĩnh vực phức tạp, khó hiểu
đối với đại bộ phận người dân Vĩnh Phúc, cùng với công tác tuyên truyền về các
sản phẩm BHPNT chưa được quan tâm nhiều. Chính điều này, đã khiến người dân thờ ơ với các sản phẩm BHPNT tại Vĩnh Phúc.
Bà là, hoạt động môi giới chưa phát triển: Trên địa bàn Vĩnh Phúc khơng có
bất kỳ cơng ty mơi giới bảo hiểm nào, đồng thời các DNBH trên địa bàn tỉnh cũng hầu như chưa thiết lập được các mối quan hệ với các cơng ty mơi giới bảo hiểm. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài tại Vĩnh Phúc thường tham gia bảo hiểm tại các công ty BHPNT ở Hà Nội hoặc tại nước bản địa.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua những phân tích trên có thể thấy, Vĩnh Phúc là một tỉnh có điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi, tình hình chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với mặt bằng chung của cả nước, tạo ra tiền đề quan trọng để phát triển thị trường BHPNT. Tuy nhiên, trên thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc, tồn tại rất nhiều những hạn chế khiến thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây, tuy có sự phát triển nhưng sự phát triển này chưa mang tính bền vững, thể hiện trên cả ba khía cạnh (1) kinh tế, (2) xã hội và (3) môi trường. Kết quả phân tích này phù hợp với kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia của luận án, với 83% số chuyên gia cho rằng thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 phát triển và phát triển nhanh, nhưng có 95% số chuyên gia cho rằng thị trường phát triển chưa mang tính bền vững.
Mà hạn chế lớn nhất chính là tình trạng kém hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thể hiện ở chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu phí bảo hiểm có xu hướng giảm trong khi doanh thu phí bảo hiểm tăng cao và tỷ lệ bồi thường có xu hướng giảm.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên là sự quản lý chưa chặt chẽ, công tác giám sát, kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao của cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực BHPNT. Sự quản lý chưa đồng bộ, sát thực của các Công ty mẹ, việc theo đuổi cũng như chú trọng mục tiêu trước mắt của các Công ty BH thành viên
trên địa bàn tỉnh và sự nhận thức chưa đầy đủ về các sản phẩm BHPNT của đại đa số người dân Vĩnh Phúc. Tất cả đã khiến thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc rơi vào tình trạng cạnh tranh phức tạp, kém hấp dẫn.
Từ thực tế này, để thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc có thể phát triển theo
hướng bền vững. Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan quản lý
Nhà nước đối với lĩnh vực BHPNT, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp BHPNT trong tỉnh yên tâm thực hiện các chiến lược kinh doanh bền vững, tạo niềm tin đối với người tham gia bảo hiểm, cũng như cần sự nhìn nhận lại về chiến lược phát triển của các doanh nghiệp BHPNT và sự thay đổi thói quen tham gia bảo hiểm của người dân Vĩnh Phúc.
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC 4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đến năm 2020, dự báo đến năm 2030.
4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
4.1.1.1. Quan điểm phát triển
Phát triển toàn diện, lấy phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững (bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, đồng thời đảm bảo hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài) làm cơ sở để hướng tới việc nâng cao đời sống của cộng đồng nhân dân.
Đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, đảm bảo thể chế kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả trên địa bàn theo định hướng chung của cả nước trên cơ sở hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả của bộ máy chính quyền cũng như hệ thống cơ chế,