Thách thức đối với sự phát triển bền vững thị trường BHPNT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh vĩnh phúc (Trang 130 - 133)

4.2. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh

4.2.2. Thách thức đối với sự phát triển bền vững thị trường BHPNT

4.2.2.1. Đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa các mục tiêu

Thị trường BHPNT địa phương chỉ có thể phát triển bền vững nếu như có sự phát triển hài hoà giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, giữa mục tiêu doanh thu và lợi nhuận, giữa mục tiêu tăng trưởng và phát triển, giữa mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, giữa mục tiêu mở rộng hoạt động tại các vùng thành phố, thị xã và vùng

nông thôn, miền núi.

Trong khi, tất cả các DNBHPNT đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

đều là các chi nhánh hoặc các văn phòng đại diện, hạch tốn phụ thuộc vào Cơng ty

mẹ, chịu áp lực lớn về doanh thu, thị phần. Vì vậy, việc đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa các mục tiêu trên là cả một thách thức đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực bảo hiểm và chính quyền địa phương.

4.2.2.2. Giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa các bên có liên quan

Đó là giải quyết hài hồ mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - DNBH - Chính

quyền địa phương, giữa DNBH - Người lao động, giữa BNBH - Người tham gia

Mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - DNBH - Chính quyền địa phương được

thể hiện thông qua nghĩa vụ thuế của DNBH, vì đặc thù các DNBH hoạt động tại

Vĩnh Phúc đều là các đơn vị hạch toán phụ thuộc vào các Công ty mẹ ở Hà Nội nên chỉ nộp thuế giá trị gia tăng, nộp hộ thuế thu nhập cá nhân của người lao động trong DN tại địa phương, khoản thuế lớn hơn nhiều là thuế thu nhập doanh nghiệp được

nộp theo Công ty mẹ. Sự đóng góp vào NSNN của thị trường BHPNT là khơng lớn, trong khi có rất nhiều sản phẩm bảo hiểm cần đến sự hỗ trợ từ NS của tỉnh như hỗ trợ phí bảo hiểm bị sữa, đàn gia súc, gia cầm,… cũng như cần đến sự quản lý và giám sát từ các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, để có thể lành mạnh hố hơn nữa

các hoạt động kinh doanh BHPNT.

Mối quan lợi ích hệ giữa DNBH - Người lao động: Mối quan hệ này được

thể hiện thông qua các chế độ đãi ngộ của DNBH với người lao động, hiệu quả kinh doanh mà người lao động đem lại cho DNBH. Tại Vĩnh Phúc, hầu hết người lao động trong các DNBH được nhận các khoản lương, thưởng theo chế độ lương

khốn trên doanh thu phí và hiệu quả công việc khai thác.

Trong khi áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, công việc khai thác bảo hiểm có tính

đào thải cao. Vì vậy, có xu hướng các Công ty BHPNT Vĩnh Phúc chỉ là nơi trú chân

tạm thời của các chuyên viên, cán bộ khai thác. Đặc biệt, đại lý khai thác BHPNT tại Vĩnh Phúc chưa được xã hội thừa nhận là một nghề.

Con người là yếu tố trung tâm cho sự phát triển bền vững của DNBHPNT địa phương nói riêng, của thị trường BHPNT nói chung. Vì vậy, làm thế nào để người lao

động gắn bó với DN, gắn bó với nghề đang là một trong những thách thức quan trọng đối với sự phát triển bền vững thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

Mối quan hệ lợi ích giữa DNBH - người tham gia bảo hiểm: Mối quan hệ này được thể hiện thơng qua q trình người tham gia bảo hiểm nộp phí cho

DNBH, để nhận lời cam kết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi rủi ro bảo hiểm xảy ra. Mối quan hệ này chỉ được giải quyết hài hồ khi thơng tin về dịch vụ BH và khách hàng được công khai, minh bạch. Tại Vĩnh Phúc, hiện nay thông tin vẫn

tham gia bảo hiểm chủ yếu là do bị bắt buộc hoặc các mối quan hệ. Theo điều tra của tác giả, hầu hết người dân tại các vùng nông thôn, miền núi của các huyện Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Sơng Lơ, n Lạc đều có chung suy nghĩ,

khơng có ý định tham gia các dịch vụ BHPNT vì họ khơng biết sẽ được bồi

thường, trả tiền BH như thế nào.

Mối quan hệ giữa DNBH - xã hội: Mối quan hệ này không chỉ thể hiện ở đạo

đức kinh doanh, các hoạt động vì cộng đồng, số lượng công ăn việc làm mà DNBH

tạo ra cho địa phương, mà còn liên quan đến số lượng công việc làm mà DNBH tạo ra cho các đối tượng ở những vũng khó khăn cũng như mang những sản phẩm bảo hiểm đến với những huyện khó khăn như Sông lô, Lập Thạch, Tam Đảo.

4.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực

Môi trường kinh doanh BHPNT Vĩnh Phúc vốn đã phức tạp, thiếu tính bền

vững và trong những năm tới sẽ còn khốc liệt hơn khi TPP đi vào thực tế. Bởi vì, ngay bây giờ các DNBHPNT tỉnh Vĩnh Phúc đã có xu hướng mất lợi thế ngay trên

sân nhà, khi không cạnh tranh được với các DNBH ngoại tỉnh trên một số lĩnh vực và khó khăn hơn nữa khi phải cạnh tranh với những dịch vụ bảo hiểm qua biên giới. Một trong những lý do chính là nguồn nhân lực của các Cơng ty BHPNT Vĩnh Phúc bị hạn chế bởi trình độ ngoại ngữ, thẩm định, đánh giá giá trị tài sản, hàng hố,… Với

11 khu cơng nghiệp và 183 dự án từ 13 quốc gia, vùng lãnh thổ đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại Vĩnh Phúc. Việc phát triển nguồn nhân lực nhằm có thể cung ứng các dịch vụ bảo hiểm cho các khu công nghiệp này đang là thách thức không nhỏ đối với các DNBHPNT Vĩnh Phúc.

4.2.2.4. Phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp.

Thị trường bảo hiểm Vĩnh Phúc trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, nhưng các DNBHPNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chỉ tập trung vào việc phát

triển, thu hút đội ngũ nhân viên kinh doanh, mà chưa quan tâm đến việc phát triển

đội ngũ đại lý chuyên nghiệp.

Mặc dù, DNBHPNT nào cũng có phịng quản lý đại lý, nhưng thực trạng

DNBHPNT trên địa bàn tỉnh. Việc tuyển dụng, đào tạo đại lý vốn đã khó khăn, việc duy trì đại lý lại càng khó khăn hơn do tình trạng “giành giật” đại lý giữa các

DNBHPNT với nhau và lý do quan trọng hơn nữa chính là “cuộc chiến hoa hồng”. Việc các DNBHPNT trong tỉnh trả hoa hồng không tuân thủ theo quy định trong

Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính, đã khiến đại lý chuyên nghiệp không thể sống bằng nghề.

Với xu hướng áp dụng hình thức quản lý tập trung, thắt chặt hơn trong việc phát triển đội ngũ nhân viên gián tiếp từ phía các Tổng cơng ty mẹ. Vì vậy, phát triển đội ngũ đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp là thách thức khơng nhỏ đối với các

DNBHPNT trong tỉnh nói riêng và sự phát triển bền vững của thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh vĩnh phúc (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)