Cơ hội đối với sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh vĩnh phúc (Trang 123 - 130)

4.2. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh

4.2.1. Cơ hội đối với sự phát triển thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.1.1. Về hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá sát hoạt động kinh doanh BH, đặc biệt là các hoạt động quản lý giám sát từ xa, nhằm tạo môi trường

kinh doanh lành mạnh cho thị trường BHPNT Việt Nam. Theo đó, thị trường

BHPNT tại các địa phương sẽ hoạt động ngày càng lành mạnh, chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hồn thiện hành lang pháp lý thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện, cơ hội kinh doanh cho DNBH. Đồng thời tiến tới thực hiện các chuẩn mực quốc tế, các cam kết quốc tế và tạo điều kiện để TTBH hội nhập và phát triển bền vững.

Cụ thể sẽ xây dựng Nghị định về chính sách bảo hiểm đối với hoạt động đầu tư xây dựng như: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, bảo

hiểm trách nhiệm của chủ đầu tư các cơng trình có ảnh hưởng đến an tồn cộng đồng, đến mơi trường, bảo hiểm trách nhiệm cho người lao động. Nếu Nghị định

này đi vào thực tiễn sẽ mang lại cơ hội lớn đối với thị trường BHPNT Vĩnh Phúc

Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Nghị định 45/2007/NĐ-CP, Nghị định

46/2007/NĐ-CP, Nghị định 123/2011/NĐ-CP, Nghị định 103/2008/NĐ-CP, tập

trung vào các vấn đề đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ, giúp đỡ, thúc đẩy

DNBH tăng trưởng hiệu quả; tăng cường quản trị doanh nghiệp, đảm bảo minh

bạch và an tồn tài chính,...

Bộ tài chính cũng đã phối hợp với Bộ Tư pháp để sửa đổi, bổ sung Bộ luật

Dân sự (Bổ sung quy định xử lý hình sự đối với tội danh trục lợi bảo hiểm trong Bộ luật Hình sự). Phối hợp với Bộ Công an để sửa đổi, bổ sung các chế độ bảo hiểm

bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới theo hướng nâng cao mức trách nhiệm bảo hiểm, xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho DNBH tiếp cận hiện

trường xảy ra tổn thất. Ký kết thông tư liên ngành với Bộ Y tế để tạo điều kiện cho các DNBH tiếp cận, sao chép hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tham gia bảo hiểm. Khi những quy định, chế độ, thông tư liên tịch này đi vào thực tế sẽ tháo gỡ được hầu

hết những khó khăn mà thị trường BHPNT Vĩnh Phúc đang vướng mắc, khi mà các Công ty BHPNT thành viên đang phải loay hoay đối mặt hoặc chủ động phối kết

hợp nhưng chưa đem lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm đã và đang tiếp tục

nghiên cứu, đánh giá, tổng kết và hồn thiện các chính sách về bảo hiểm nông

nghiệp, bảo hiểm thủy sản, chính sách bảo hiểm vi mơ,…Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các chính sách bảo hiểm năng lượng nguyên tử, bảo hiểm thiên tai,... Đây là

một trong những cơ hội tốt để các DNBH phi nhân thọ không ngừng phát triển sản phẩm bảo hiểm mới, mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh.

4.2.1.2. Sự điều chỉnh chính sách phát triển của Nhà nước, của tỉnh.

Những cơ chế, chính sách mới của Nhà nước, của tỉnh trong lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung, lĩnh vực bảo hiểm nói riêng cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm năng động, sáng tạo, nhạy bén đã

trưởng thành, đang tiếp tục tạo uy tín và sức hút đối với các nhà đầu tư trong và

ngoài nước.

Việc tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp BHPNT mở Chi nhánh,

Văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc trong những năm qua đã và đang đáp ứng nhu

cầu của các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân trên địa bàn tỉnh,

4.2.1.3. Tiềm năng khai thác trên thị trường

* Mức độ khai thác so với tiềm năng của thị trường.

Tổng doanh thu phí BHPNT tồn thị trường tỉnh năm sau ln cao hơn năm trước nhưng theo thống kê của Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc (2012), các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc mới chỉ khai thác được 25-40% tiềm năng của thị trường trên tất cả các lĩnh vực: Con người, tài sản, vật nuôi,…

Bảng 4.7. Khai thác sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015

Loại sản phẩm bảo hiểm Tỷ trọng khai thác so với tiềm năng

Tai nạn con người 15% số lao động trong các ngành kinh tế

Tai nạn học sinh 60% tổng số học sinh

Tai nạn hành khách 10% số lượt hành khách

Bảo hiểm xe cơ giới

+ Trách nhiệm dân sự 30% số xe máy các loại

+ Vật chất thân xe 45 % xe ôtô các loại,

Bảo hiểm xây dựng lắp đặt 25,5% vốn đầu tư

Hàng xuất 30,5% kim ngạch xuất khẩu

Hàng nhập 25,6% kim ngạch nhập khẩu

(Nguồn: Cơng ty Bảo Việt Vĩnh Phúc)

Có thể thấy tiềm năng về thị trường, về khách hàng còn rất lớn và đây có thể coi là một trong những lý do hấp dẫn những doanh nghiệp bảo hiểm tiềm năng.

* Số lượng sản phẩm

Bên cạnh sự tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm thì chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng được cải thiện rõ rệt thể hiện ở số lượng sản phẩm bảo hiểm tăng lên nhanh chóng.

Bảng 4.8. Số lượng sản phẩm bảo hiểm trên thị trường BHPNT Vĩnh Phúc Loại hình bảo hiểm 2002 (ước) 2010 (ước) 2015 (ước) Loại hình bảo hiểm 2002 (ước) 2010 (ước) 2015 (ước)

1. Con người PNT 30 80 100

2. Tài sản 30 120 130

3. Trách nhiệm 12 45 50

Tổng cộng 62 245 280

(Nguồn: Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc)

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Vĩnh Phúc năm 2002 mới triển khai khoảng 62 sản phẩm bảo hiểm, đến nay đã triển khai được hầu hết các sản phẩm bảo hiểm cơ

bản bao gồm: Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người, bảo hiểm TNDS. Tính đến năm 2015 số lượng sản phẩm BHPNT được triển khai trên thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh

Phúc ước tính khoảng 280 sản phẩm BHPNT.

Các sản phẩm bảo hiểm có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và mang tính cạnh tranh cao để khách hàng lựa chọn. Các sản phẩm bảo hiểm cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế xã hội, phù hợp với nhiều tầng lớp dân cư

khác nhau và đặc biệt với những ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật bảo hiểm cao như bảo hiểm dầu khí, hàng khơng, vệ tinh, đóng tàu, xây dựng,… Tuy nhiên, những sản phẩm bảo hiểm có tính chất phức tạp như bảo hiểm tài sản có giá trị lớn, kỹ thuật phức tạp, bảo hiểm cho người nước ngoài,... các DNBH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hầu như chưa thực hiện được nhiều.

Ngoài ra, những sản phẩm bảo hiểm này vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực truyền thống và đơn giản, còn rất nhiều lĩnh vực mới đang được Đảng và Nhà nước quan tâm như: Cây trồng, gia súc, gia cầm, người nông dân,...vẫn chưa được triển khai nhiều tại Vĩnh Phúc.

Đặc biệt, Vĩnh Phúc hiện đang là địa bàn đầy tiềm năng về bảo hiểm xe cơ

giới vì trong tỉnh tập trung nhiều địa bàn có số lượng xe ơ tơ lớn như: Thị trấn Thổ Tang - Huyện Vĩnh Tường, Xã Tề Lỗ - Huyện Yên Lạc, Thị xã Phúc Yên,… Đặc biệt, hầu hết các hãng ơ tơ có tên tuổi đều mở Showroom tại Vĩnh Phúc như:

Toyota, Madaz, Thaco, Ford, Hyundai, Cửu Long …

* Tỷ lệ bồi thường

Tỷ lệ bồi thường trên doanh thu phí bảo hiểm trên thị trường BHPNT tỉnh đang ngày càng có xu hướng giảm, do các DNBH ngày càng chú trọng đến công tác giám định bồi thường, sàng lọc rủi ro. Tỷ lệ bồi thường tính trên doanh thu phí bảo hiểm

bình qn trong tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 là 29%, một tỷ lệ nằm trong vùng an toàn

đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và đây có thể coi là một điểm

sáng trên thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

Quan trọng hơn là việc các cơ sở kinh tế, các tổ chức, cá nhân bị bão lụt, hỏa hoạn, tai nạn đường bộ, đường sông đã được bồi thường kịp thời và đầy đủ để

nhanh chóng khơi phục sản xuất, kinh doanh, đời sống. Điều này góp phần khơng

nhỏ trong việc tạo niềm tin và nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm.

Có thể thấy, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Vĩnh Phúc còn rất nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu theo hướng bền vững.

4.2.1.4. Sự phát triển kinh tế trong những năm qua, mục tiêu đến năm 2020 và định hướng đến 2030.

Tính chung cả giai đoạn 2011 - 2015, GRDP của tỉnh dự kiến tăng trưởng bình quân khoảng 6,3%/năm (cả nước ước tăng 5,8%/năm), đạt so với mục tiêu kế hoạch đề ra, (KH: tăng 6,0-6,5%/năm), nếu tính riêng giá trị tăng thêm tăng khoảng 8,3%/năm, trong đó: nơng - lâm nghiệp - thủy sản tăng 3,0%/năm (KH: tăng 3-

3,5%/năm), công nghiệp - xây dựng tăng 9,4%/năm (KH: tăng 9-9,5%/năm) và dịch vụ tăng 7,6%/năm (KH: tăng 7,5-8,0%/năm).[51]

Với mục tiêu hướng tới trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21. Trong đó, ưu tiên phát triển trọng tâm các ngành, lĩnh vực thế mạnh như: Phát triển ngành công nghiệp cơng nghệ cao, cơng nghiệp cơ khí chế tạo xe máy, ô tô; Xây dựng các khu công nghiệp chuyên chế biến nông, lâm sản; Tập trung và phát triển sản xuất các loại vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu tại chỗ như gạch, ngói, cát,… sản xuất sản phẩm thế mạnh của địa phương như gạch ceremic,

gạch ốp lát,… Phát triển các khu, cụm công nghiệp, thành lập mới các khu công

nghiệp Tam Dương I, Sông Lô I, Lập Thạch I, nâng tổng số khu công nghiệp được thành lập, cấp giấy chứng nhận đầu tư đến năm 2020 từ 12 - 14 khu công nghiệp.

Phấn đấu tăng tốc độ kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 32%, nâng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 13,5 tỷ USD. Xây dựng các

trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, các điểm, tour du lịch. Tập trung đầu tư phát triển vận tải đường thuỷ trên các sông Hồng, sông Lô, sông Đáy và sông Cà Lồ.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng

ngành chăn nuôi lên trên 60%, đặc biệt chú trọng phát triển chăn ni lợn theo mơ

hình cơng nghiệp, bán cơng nghiệp và thủy cầm ở vùng đồng bằng ven sông. Chăn

ni bị thịt ở các địa phương có điều kiện về đồng cỏ, chăn ni bị sữa ở các xã

vùng bãi huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và Tam Đảo, với đàn bò sữa 7.600 con năm 2014, Vĩnh Phúc đứng thứ 8 trong cả nước và thứ 2 vùng ĐBSH (sau thành phố Hà Nội), mục tiêu đến năm 2020 đưa tổng đàn bò sữa lên đến 15.000 con.[51]

Sự phát triển của các dịch vụ tài chính, sự phối kết hợp mạnh mẽ giữa các tổ chức ngân hàng và bảo hiểm đã và đang mang đến những dịch vụ tài chính tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân.

Như vậy, sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm qua và phát triển trong tương lai đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển bền vững thị trường BHPNT.

4.2.1.5. Sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đối ngoại

Sự phát triển của hệ thống giao thông đối ngoại (tuyến hành lang xuyên Á:

Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai IV, vành đai V của Thủ

đô Hà Nội, Sân bay quốc tế Nội Bài… đã, đang và sẽ được xây dựng) mang lại nhiều

cơ hội cho Vĩnh Phúc mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại với bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các hoạt động xuất khẩu.

Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của Thủ đơ Hà Nội sẽ phát triển mạnh về phía Bắc (hình thành khu đơ thị mới Bắc Thăng Long, khu cơng nghiệp Thăng

Long, Sóc Sơn….). Đây là cơ hội cho Vĩnh Phúc phát triển các ngành sản xuất bổ trợ và các loại hình dịch vụ cho Hà Nội, trong đó có các loại hình dịch vụ BHPNT.

Sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đối ngoại đã, đang và sẽ mang lại cơ

hội phát triển cho các ngành lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp hướng về xuất khẩu trong đó có các dịch vụ bảo hiểm.

4.2.1.6. Cơ hội về thị trường hàng hóa và đầu tư từ các Hiệp định thương mại song phương và đa phương.

Trong những năm gần đây, Chính phủ đã và đang đàm phán ký kết các hiệp

định thương mại song phương và đa phương và các hiệp định với các khu vực khác,

Hiệp định hợp tác với Hàn Quốc được đánh giá là mang lại nhiều khả năng

về thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Hiệp định thương mại với Cộng Hòa Liên Bang Nga tạo điều kiện cho việc

mở rộng và khai thác thị trường truyền thống, có quy mơ lớn. Hiệp định hợp tác xuyên Thái bình Dương (TPP).

Các hiệp định này đã mở ra thị trường lớn cho trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia cũng như các khu vực, đồng thời mở ra cơ hội phát triển thị trường BHPNT Việt Nam, trong đó có thị trường BHPNT tỉnh Vĩnh Phúc.

Đặc biệt, Hiệp định hợp tác xuyên Thái bình Dương (TPP) có ý nghĩa rất

quan trọng với một thị trường to lớn. Bởi vì, Hiệp định này liên quan đến tạo lập

một thị trường và cơ sở sản xuất chung, trong lĩnh vực bảo hiểm là cam kết tự do hóa cả 4 phương thức bao gồm: cung cấp dịch vụ qua biên giới (phương thức 1), tiêu dùng ngoài lãnh thổ (phương thức 2), hiện diện thương mại (phương thức 3), hiện diện thể nhân (phương thức 4).

BHPNT là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, ngành BHPNT sẽ khơng nằm ngồi xu thế tăng trưởng khi TPP đi vào thực tế. Khi đó, hàng rào thuế quan rộng mở, sự dịch chuyển của nhà đầu tư nước ngồi, trong đó có Mỹ, Nhật Bản vào Việt Nam nhiều hơn, sẽ làm tăng tổng tài sản đầu tư tại Việt Nam. Cùng với đó, nhận thức của người dân về bảo hiểm được tăng lên, tạo

đà cho sự tăng trưởng bền vững thị trường BHPNT. Cụ thể:

Trên góc độ DNBHPNT, đây là cơ hội mở rộng các dịch vụ bảo hiểm xây

dựng, lắp đặt, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm hàng hóa, hiểm tín dụng, bảo hiểm tỷ giá. Bởi vì, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước trong thực hiện thành cơng các chính sách thu hút đầu nước nước ngoài và trong bối cảnh hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá,… sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, khi TPP đi vào thực tế

sẽ thay đổi thói quen bán FOB của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Trên góc độ khách hàng, việc đa dạng hóa các dịng sản phẩm bảo hiểm của

khách hàng bảo hiểm có điều kiện lựa chọn các sản phẩm phù hợp nhất với một mức phí phù hợp đi kèm từ khơng chỉ các DNBH trong nước, DNBH nước ngồi đặt trụ

sở ở Việt Nam mà còn từ các DNBH ngoại đặt trụ sở ở nước ngoài. Bên cạnh đó,

người tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng thêm những quyền lợi khác như được phục vụ tốt hơn, được tiếp cận các thông tin đa dạng một cách công khai nhiều hơn, nhất là thông tin về sản phẩm bảo hiểm,…

Ngoài ra, việc thành lập một thị trường chung cho Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào cuối năm 2015 sẽ khiến lượng xe ô tô nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam từ các nước này tăng cao bởi thuế suất ưu đãi. Với mức sống của

người dân Vĩnh Phúc, dự báo lượng ô tô tiêu thụ tại Vĩnh Phúc sẽ tăng cao và đây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh vĩnh phúc (Trang 123 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)