.10 Các công cụ giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình lean manufacturing tại công ty cổ phần 28 1 (Trang 35 - 41)

 Plan: Xác định phân tích vấn đề xây dựng kế hoạch tổng thể và từng hạng mục.  Do: Thực hiện các công việc theo kế hoạch thử nghiệm để tìm ra giải pháp phù hợp và khả thi.

 Check: Giai đoạn đánh giá kết quả nhìn nhận lại quá trình đã thực hiện.

 Act: Xác định những thay đổi mang tính hệ thống cần được thực hiện để hồn thiện hơn [6]

1.2.6.4. Dòng chảy từng sản phẩm (one-piece flow)

Khi bố trí dây chuyền thành dòng chảy của từng sản phẩm, sẽ làm cho thời gian nguyên vật liệu, sản phẩm nằm trên dây chuyền và tồn kho giảm một cách kinh ngạc. Chất lượng của từng sản phẩm dễ dàng được kiểm soát. Chuyển đổi nhanh chủng loại hàng theo yêu cầu của khách hàng. Tồn kho trên dây chuyền giảm tới mức tối thiểu. Nó

sẽ loại bỏ hay giảm thiểu các loại lãng phí như chờ đợi, sửa chữa, di chuyển của người công nhân, vận chuyển vật tư, tồn kho trên dây chuyền, tiết kiệm diện tích sản xuất.

1.2.6.5. Sản xuất tinh giản qua Sơ đồ chuỗi giá trị – Value Stream Mapping (VSM)

VSM – Sơ đồ chuỗi giá trị là phương pháp thường được sử dụng để phân tích các quy trình hiện tại, nêu bật các vấn đề phát sinh và phát triển các giải pháp để thay đổi hệ thống doanh nghiệp tồn diện, qua đó giúp ta có thể phát hiện được nơi nào đang bị vấn đề (nút cổ chai) và không tạo ra giá trị, sự bất hợp lý trong việc bố trí sản xuất, sự mất cân bằng trên dây chuyền sản xuất, có các số liệu đo lường rõ ràng, giúp cho việc cải tiến là chính xác và hiệu quả.

Bằng cách lập bản đồ trực quan thể hiện các mối quan hệ của tất cả các bước trong một quy trình, các vấn đề và tổn thất tiềm ẩn (lãng phí thời gian, tài nguyên hoặc vật liệu) sẽ dễ dàng được xác định hơn. Một khi nguyên nhân của các vấn đề đã sáng tỏ, việc đưa ra các biện pháp xử lý sẽ dễ dàng hơn nhiều. Khi thực hiện phương thức này thường xuyên, các giải pháp sẽ được thể hiện một cách trực quan cho phép tất cả những ai tham gia hiểu được tác động và các thay đổi được đưa ra so với quy trình ban đầu. Nhà quản lý doanh nghiệp cũng sẽ có bức tranh tồn cảnh về tồn bộ q trình thay đổi trong doanh nghiệp khi điều đó xảy ra. Thơng qua VSM, tất cả các quy trình mới được thể hiện bằng bản đồ trực quan được cập nhật, cho phép quá trình cải tiến được thực hiện liên tục. Cũng vì lý do ấy, doanh nghiệp có thể áp dụng VSM song song với Kaizen để quá trình thay đổi đạt được kết quả tốt nhất.

1.2.6.6. Bảo trì năng suất tổng thể - Total Productive Maintenance (TPM)

Bảo trì năng suất tổng thể – TPM là một phương pháp quản lý được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản, sau đó được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất cơng nghiệp trên tồn thế giới. TPM là một phương pháp quản lý liên kết hai khái niệm Bảo dưỡng và Năng suất chất lượng. Phương pháp này đang được áp dụng mạnh mẽ vào công nghiệp sản xuất và công nghiệp dịch vụ.

Thực hiện TPM giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu suất hoạt động, loại bỏ sự cố, sai sót của máy móc thiết bị thơng qua việc tự bảo dưỡng máy móc trong q trình sản xuất hàng ngày.

Khi triển khai chiến lược bảo trì năng suất tổng thể, cơng ty sẽ có một hệ thống quản lý, bảo dưỡng thiết bị đầy đủ. Việc này sẽ giúp cho máy móc, thiết bị ln ở trong tình trạng "Tốt như mới". Các nội dung chính của TPM sẽ bao gồm vệ sinh, kiểm tra, bảo

dưỡng ngăn ngừa và bảo dưỡng dự phòng. Giải quyết các vấn đề của máy móc, thiết bị ở nguyên nhân gốc rễ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hợp lý hố chi phí sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

1.2.6.7. Cơng cụ ngăn ngừa sai sót (Error Proofing hay POKA-YOKE)

Công cụ chống sai lỗi Poka-Yoke cũng được xem như công cụ quan trọng của Lean Manufacturing, được phát triển bởi chuyên gia tư vấn người Nhật Shingeo Shingo. Ý tưởng của Shingo xuất phát từ sai lỗi tìm về ngun nhân gốc rễ để hình thành nên cơng cụ, phương pháp chống sai lỗi. Poka Yoke là một hệ thống kĩ thuật nhằm để ngăn ngừa hàng hư hỏng trong quá trình sản xuất và hàng lỗi vì cài đặt máy móc thiết bị.[8]

Qua nhiều cuộc khảo sát, sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng sản phẩm. Chính vì thế, chất lượng sản phẩm ln phải là quan tâm số 1 của doanh nghiệp. Công cụ chống sai lỗi Poka-Yoke sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến vượt bậc chất lượng sản phẩm. Nếu doanh nghiệp áp dụng E-P trong từng thao tác, từng công đoạn trong sản xuất để ngăn ngừa 100% sai sót thì doanh nghiệp sẽ nhận thấy một kết quả thần kỳ về chất lượng sản phẩm.

1.2.6.8. Tiêu chuẩn hố cơng việc (Standardized Work)

Chuẩn hố qui trình là một trong các cơng cụ và các phương pháp được áp dụng trong sản xuất tinh gọn.

Chuẩn hố qui trình là việc miêu tả chi tiết qui trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ hiệu quả nhất để đạt được chất lượng đầu ra như mong muốn. Các qui trình và hướng dẫn sản xuất được qui định rõ ràng, chi tiết và được truyền đạt đến cho mọi người để tránh sự thiếu nhất quán hoặc hiểu khác nhau về cách làm trong quá trình thực hiện các cơng việc.

Mục tiêu của việc chuẩn hoá là để các hoạt động sản xuất luôn được thực hiện theo một cách thống nhất, tránh những gián đoạn có thể gặp phải do thiếu các qui trình được chuẩn hố.

1.2.6.9. Chuyển đổi nhanh (Quick change over)

Chuyển đổi nhanh là thuật ngữ được sử dụng để chỉ hoạt động mà thời gian cài đặt có thể được tính đến từng phút một, là phương pháp thực hành việc giảm thời gian thay đổi một dây chuyền sản xuất hay máy móc từ sản phẩm này sang sản phẩm khác.

Phương pháp chuyển đổi nhanh sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra phương pháp thay đổi sản phẩm trên dây chuyền nhanh nhất, chất lượng sản phẩm tốt ngay từ đầu. Việc thực hiện chuyển đổi nhanh cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng bình chuẩn hố dây chuyền sản xuất,

khi mà chu kỳ thời gian giữa các dịng sản phẩm hay giữa các ngun cơng là khác nhau. Chuyển đổi nhanh sẽ giúp doanh nghiệp giảm các loại lãng phí như chờ đợi, sửa chữa, tồn trên dây chuyền, tồn kho, thao tác, di chuyển, sản xuất quá nhiều.

1.2.6.10. Bình chuẩn hóa (Level Production/Heijunka)

Nhu cầu thị trường luôn thay đổi theo chu kỳ theo mùa vụ mà năng lực sản xuất của các doanh nghiệp thì có hạn vì nó phụ thuộc vào các nguồn lực như con người, cơng suất máy móc, thiết bị, nguồn ngun liệu. Nếu sản xuất đúng theo nhu cầu biến động của thị trường thì sẽ có lúc sản xuất khơng đáp ứng được, có lúc dừng sản xuất dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn hay mắc cơ hội bán hàng, chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Do đó việc bình chuẩn hóa có vai trị rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường mà vẫn cân bằng được sản xuất.

Ngồi việc bình chuẩn hóa giữa nhu cầu thị trường và hệ thống máy móc thiết bị đóng vai trị quan trọng trong sản xuất, bình chuẩn hóa cịn có tác dụng cân đối nguồn lực chu kì thời gian giữa các dịng sản phẩm khác nhau trên dây chuyền sản xuất góp phần cân bằng dây chuyền sản xuất, bình chuẩn hóa sẽ giúp giảm thiểu các loại sản phí như chờ đợi, quá tải, sửa chữa…

1.2.7. Tầm quan trọng của Lean Manufacturing trong các doanh nghiệp

Trong vòng khoảng hơn mười năm nay, một thuật ngữ mới “Lean” đã có mặt trong kho từ vựng về sản xuất. Những người ra quyết định, những nhà lãnh đạo cấp cao, đặc biệt trong quản lý triển khai, chất lượng, các nguồn lực, gần đây đã nghe nói nhiều về Lean hơn những phương pháp khác. Lean là một triết lý sản xuất, rút ngắn khoảng thời gian từ khi nhận đơn hàng của khách hàng cho đến khi giao các sản phẩm hoặc chi tiết bằng cách loại bỏ mọi dạng lãng phí. Sản xuất tiết kiệm giúp giảm được các chi phí, chu trình sản xuất và các hoạt động phụ khơng cần thiết, khơng có giá trị, khiến cho cơng ty trở nên cạnh tranh, mau lẹ hơn và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Lean được coi là chiến lược quan trọng của các doanh nghiệp hiện nay vì:  Nhu cầu cạnh tranh hiệu quả trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

 Định hướng của thị trường tiếp tục đặt vào chất lượng, chi phí và việc giao hàng đúng thời hạn.

 Áp lực đòi hỏi giảm giá từ khách hàng.

 Những thay đổi của cơng nghệ một cách nhanh chóng.

 Sự cần thiết phải chuẩn hóa các q trình để ln đạt được kết quả như mong muốn.  Để cạnh tranh trong nền kinh tế ngày nay, giải pháp quản lý tinh gọn Lean là hệ thống các công cụ và phương pháp được ứng dụng liên tục mà các doanh nghiệp đang hướng tới để cải tiến các quy trình, nhằm loại bỏ tất cả lãng phí và bất hợp lý trong quy trình sản xuất.

1.2.8. Những lợi ích của Lean Manufacturing đối với doanh nghiệp

Việc áp dụng quản trị theo phương pháp Lean Manufacturing trong doanh nghiệp mang đến rất nhiều lợi ích giúp đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển cho các doanh nghiệp, cụ thể như sau:

 Lean Manufacturing giúp cải thiện về năng suất, chất lượng sản phẩm bởi phương pháp này sẽ giúp giảm bớt các vấn đề như tình trạng phế phẩm hay những lãng phí trong q trình sản xuất, từ đó hiệu quả sử dụng các nguồn lực cũng được nâng cao, tăng năng suất lao động, giảm bớt thời gian chờ đợi cho việc vận chuyển máy móc, nguyên vật liệu.  Theo đó, mỗi nhân viên khi tham gia vào q trình sản xuất đều sẽ phải có tư duy, nhận thức một cách rõ ràng, chính xác nhất về các vấn đề liên quan đến giá trị sản phẩm, các hoạt động nhằm gia tăng giá trị đối với khách hàng. Qua đó, sẽ tìm việc tích cực hơn mang đến hiệu quả cơng việc tốt hơn.

 Lean Manufacturing giúp cho các doanh nghiệp có thể rút ngắn về thời gian thực hiện các cơng việc trong quy trình sản xuất bởi nó có thể hợp lý hóa được những quy trình đó, giảm bớt những hoạt động không mang lại giá trị cho sản phẩm, rút ngắn được thời gian chuẩn bị cho các công đoạn sản xuất và thời gian để chuyển đổi của các q trình đó.  Việc áp dụng sản xuất tinh gọn để giúp cho các doanh nghiệp có thể giảm được những lãng phí về hữu hình và vơ hình như là mức độ tồn kho quá nhiều và mức cần thiết bao gồm cả những sản phẩm đang được thực hiện dang dở và các sản phẩm đã được hoàn thành.

 Phương pháp lean cũng giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao được các hiệu quả về sử dụng mặt bằng cũng như các thiết bị sản xuất trong nhà máy từ đó duy trì về năng suất của doanh nghiệp.

 Bên cạnh đó, Lean Manufacturing cũng giúp cho q trình sản xuất có thể tăng được khả năng ứng phó đối với các vấn đề sự cố xảy ra một cách linh hoạt, nhạy bén hơn, giảm

bớt những áp lực xảy ra đối với nguồn lực nguồn đầu vào. Đồng thời cải thiện được những vấn đề thời gian sản xuất, thời gian thực hiện các chương trình trong nhà máy. [25]

1.2.9. Nguyên tắc thực hiện của Lean Manufacturing trong các doanh nghiệp

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đều đang áp dụng theo phương pháp Lean Manufacturing để quản trị các hoạt động của doanh nghiệp mình, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ hay các cơ quan về y tế nhà nước. Một số nơi mặc dù không áp dụng trực tiếp phương pháp này nhưng trong quá trình sản xuất vẫn có những biện pháp để giảm thiểu về vấn đề lãng phí trong sản xuất.

Và dù áp dụng phương pháp này như thế nào hầu hết các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu là có thể thực hiện các quy trình sản xuất với số lượng cơng nhân ít hơn, tiết kiệm về thời gian, khơng gian cùng với các chi phí cho ngun vật liệu để sản xuất.. Vậy cụ thể doanh nghiệp thực hiện phương pháp Lean Manufacturing này theo nguyên tắc nào?

 Thực hiện xác định về về các giá trị cụ thể đối với các khách hàng tiềm năng. Theo đó doanh nghiệp sẽ cần phải xác định được về yêu cầu của khách hàng đưa ra cùng các thỏa thuận, điều khoản hợp đồng chi tiết.

 Tiếp đó doanh nghiệp sẽ cần phải vạch ra các sơ đồ của chuỗi giá trị đó như thế nào. Nó bao gồm có phác họa ra sơ đồ của chuỗi giá trị, thực hiện phân tích các dịng chảy của quá hình và cuối cùng là đo lường về kết quả đạt được.

 Sau đó doanh nghiệp sẽ phải nhận biết đồng thời loại bỏ những gì lãng phí khơng cần thiết đối với quá trình sản xuất của nhà máy. Trong đó, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện triển khai những hoạt động khác như là phân tích về các yếu tố gây lãng phí, các yếu tố về nhân quả, quá trình thực hành 5S, quá trình tự bảo trì.

 Ngun tắc tiếp theo đó là doanh nghiệp cần phải tạo ra được dịng chảy của cơng việc cần thực hiện, quá trình thực hành các dịng chảy đó như thế nào đối với một sản phẩm. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần phải có biện pháp phịng ngừa các sự cố lỗi sai có thể xảy ra và khắc phục kịp thời.

 Cuối cùng đó là phải hồn thiện được phương pháp và duy trì một cách ổn định các hoạt động như là thủ tục vận hành một cách chuẩn chỉnh nhất, đưa ra các kế hoạch kiểm soát hay ứng dụng các kỹ thuật để tiến hành thống kê, kiểm sốt q trình thực hiện sản xuất. [25]

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT QUẦN TÂY NAM MÃ HÀNG MGK20250 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 28.1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình lean manufacturing tại công ty cổ phần 28 1 (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)