Một số định hướng về hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 91 - 93)

- Trung Quốc

1999 12354vụ 12354vụ 585 vụ 403vụ 12354vụ 7423 vụ 200012278 vụ10269 vụ620 vụ332 vụ9278 vụ7876 vụ

3.1.1. Một số định hướng về hoàn thiện pháp luật

Đẩy mạnh cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020; trong đó, các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, định hướng xây dựng và giải pháp thực hiện đã được xác định cụ thể, rõ ràng. Một số định hướng chỉ đạo mà Bộ Chính trị đưa ra để thực hiện trong quá trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung như sau:

1. Thể chế hố kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân; bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hố- xã hội, giữ vững quốc phịng, an ninh.

2. Phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết

hợp hài hồ bản sắc văn hố, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật.

4. Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế trong quá trình xây dựng, hồn thiện và tổ chức thi hành pháp luật.

5. Tiến hành đồng bộ với cải cách hành chính, cải cách tư pháp, với những bước đi vững chắc; coi trọng số lượng và chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm; dự tính đầy đủ các điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật [12].

* Một số định hướng cụ thể về hoàn thiện pháp luật

Một là, thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, chủ trương

của Đảng về cải cách tư pháp, hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và chủ trương "hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.

Hai là, hoàn thiện pháp luật hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ

án dân sự phải xuất phát từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của quốc tế về xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật trong lĩnh vực dân sự, đảm bảo tính kế thừa những giá trị pháp luật về tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát qua các thời kỳ.

Ba là, pháp luật tố tụng dân sự phải đảm bảo việc phân định rõ thẩm

quyền hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp theo hướng tăng quyền cho Kiểm sát viên, đảm bảo các trình tự, thủ tục tố tụng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, khả thi, tạo điều kiện cho những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình.

Bốn là, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế trong q trình xây

Theo định hướng mà Nghị quyết số 48-NQ/TW đã xác định, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết án dân sự phải dựa trên các tiêu chí về tính đồng bộ, tính khoa học và tính minh bạch, khả thi.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w