- Trung Quốc
1999 12354vụ 12354vụ 585 vụ 403vụ 12354vụ 7423 vụ 200012278 vụ10269 vụ620 vụ332 vụ9278 vụ7876 vụ
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật trên cơ sở tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
nghiệm nước ngoài, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngồi là u cầu góp phần hồn thiện pháp luật về vị trí, vai trị Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự. Tầm quan trọng của việc tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngồi trong lĩnh vực tư pháp đã được các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp khẳng định. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định một trong những quan điểm chỉ đạo của cải cách tư pháp phải quán triệt là: "Cải cách tư pháp
phải kế thừa truyền thống pháp lý của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai".
Qua nghiên cứu tìm hiểu, tham khảo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về tổ chức, hoạt động của Viện công tố, Viện kiểm sát cho thấy, dù mơ hình tổ chức có khác nhau thì chức năng, nhiệm vụ chính của Viện cơng tố/ Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố. Luật tố tụng các nước đều cho rằng cơ quan cơng tố giữ vai trị đặc biệt trong tố tụng hình sự, có quyền nhân danh Nhà nước buộc tội đối với người phạm tội. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, phần nhiều các quốc gia đều có quan niệm hạn chế vai trị, vị trí của Viện cơng tố so với lĩnh vực hình sự do sự chi phối của nguyên tắc quyền tự định đoạt của các bên trong quan hệ dân sự, thương mại. Các nước theo truyền thống luật châu Âu lục địa (Civill Law), Viện công tố chỉ can thiệp vào quan
hệ dân sự khi một bên bị mất năng lực hành vi hoặc khi quyền tự định của các bên xâm phạm đến lợi ích cơng hay trật tự pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích và trật tự đó. Các nước theo truyền thống luật Anh-Mỹ (Common Law) với quan niệm hạn chế sự can thiệp có tính cơng quyền vào quan hệ pháp lý tư (dân sự, thương mại) nên Viện công tố các nước này hầu như không tham gia tố tụng dân sự. Qua những nghiên cứu, tham khảo hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy Nhà nước của nhiều quốc gia trên thế giới về vị trí, vai trị của Viện cơng tố, Viện kiểm sát, vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau là chức năng của Viện kiểm sát trước yêu cầu cải cách tư pháp. Viện kiểm sát chỉ thực hiện chức năng thực hành quyền cơng tố trong tố tụng hình sự hay thực hiện hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp như hiện nay. Về mặt pháp lý, chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp chính thức được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) nhưng trong thực tế, Viện kiểm sát đã thực hiện nhiệm vụ này ngay từ khi được thành lập vào năm 1960. Cơ quan tư pháp nói chung hay Viện kiểm sát nói riêng là một phần trong bộ máy Nhà nước thực hiện quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp. Việc xác định chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan không tách rời nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước. Trên thế giới, các Nhà nước tư sản Viện cơng tố rất ít thực hiện hoạt động giám sát tư pháp. Điều này không chỉ lý giải từ tính chất quan hệ pháp lý tư với nguyên tắc quyền tự định đoạt của chủ thể tham gia quan hệ và cùng với nó là sự bảo đảm của hệ thống bổ trợ tư pháp hoàn chỉnh mà cần được đánh giá ở cả sự bảo đảm từ thể chế chính trị, tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước của mỗi quốc gia cũng như các điều kiện kinh tế xã hội hiện tại, truyền thống văn hoá pháp lý chi phối. Có thể thấy một trong những nguyên tắc cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản là nguyên tắc phân chia quyền lực. Các học giả tư sản cho rằng cần phải hạn chế sự độc quyền bằng việc không tập trung quá nhiều quyền lực Nhà nước vào một cơ
quan nhất định; bằng sự kiểm soát và chế ước lẫn nhau giữa các hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau, nên phân quyền lập pháp, hành pháp và xét xử cho ba hệ thống cơ quan Nhà nước. Tuân thủ nguyên tắc này, trong các Nhà nước tư sản quyền lập pháp được giao cho Nghị viện, quyền hành pháp được giao cho Chính phủ và quyền xét xử được giao cho Tịa án. Mặt tích cực của nguyên tắc này ở chỗ, nó tạo ra sự đối trọng, ngăn được sự chuyên quyền, lạm quyền của các cơ quan nhà nước khi thực thi quyền lực. Việc giám sát hoạt động xét xử của Tòa án được tạo ra từ nội tại cơ chế thực hiện quyền lực này nên việc có một cơ quan độc lập kiểu như Viện kiểm sát thực hiện chức năng giám sát tư pháp có thể khơng hợp lý, khơng cần thiết. Tuy nhiên, ngay cả ở những nước này trong một số trường hợp để đáp ứng lợi ích chung của xã hội Viện cơng tố vẫn có quyền khởi kiện vụ án dân sự và tham gia tố tụng. Cũng cần nhận thức một cách đầy đủ rằng, trong các Nhà nước tư bản hiện đại khó có thể tìm thấy sự phân chia quyền lực một cách rạch ròi theo ba hệ thống trên. Sự tồn tại của chế định quyền phủ quyết của Nguyên thủ quốc gia đối với các quyết định của Nghị viện, quyền bổ nhiệm Chánh án của Nguyên thủ quốc gia để chi phối hoạt động của Tòa án tối cao hay sự tồn tại của Tòa án Hiến pháp ở một số quốc gia đã nói lên điều này. Tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, Viện công tố, Viện kiểm sát hầu hết đều thực hiện hoạt động giám sát tư pháp trong tố tụng dân sự, tuy nhiên còn ở một phạm vi hạn hẹp. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thời kỳ phát triển của thế giới tồn cầu hố như hiện nay, vấn đề hạn chế sự can thiệp của công quyền vào lĩnh vực dân sự khơng mang tính bất biến, xu hướng đang có những quốc gia mở rộng vai trị tham gia của Viện cơng tố trong tố tụng dân sự. Có thể thấy, dù có cùng thể chế chính trị nhưng ở mỗi quốc gia vị trí, tổ chức bộ máy, chức năng, quyền hạn của Viện cơng tố có sự khác nhau; việc dựa vào một mơ hình cơ quan cơng tố của một quốc gia nào đó để xây dựng Viện công tố
Việt Nam đều là sự khiên cưỡng, không phù hợp. Viện cơng tố hay Viện kiểm sát với vai trị, nhiệm vụ như thế nào để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, đều phải xuất phát trên cơ sở nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, thực trạng xã hội, truyền thống văn hoá pháp luật của mỗi quốc gia cụ thể, kế thừa những quy định pháp luật mà tính khả thi đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Trên các diễn đàn có tính nghị sự, các diễn đàn mang tính khoa học hay diễn đàn thể hiện tính dân chủ để thu thập đa dạng các ý kiến qua các Hội luật gia, Câu lạc bộ pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng, các đoàn thể quần chúng… cho thấy, những tổ chức, cơ quan hoạt động thực tiễn, hay gắn với hoạt động thực tiễn có quan điểm hợp lý hơn do có sự đánh giá đầy đủ, sâu sắc hơn yêu cầu thực tiễn, tính khả thi của pháp luật. Sự tiếp thu nguyên tắc, chuẩn mực pháp lý của các quốc khác trên thế giới nếu chưa thật sự hiểu được tiền đề kinh tế - xã hội, văn hoá pháp lý tạo nên nguyên tắc, chuẩn mực đó; thêm nữa sự hạn chế, ít thấu hiểu thực tiễn xét xử, hiện trạng pháp luật Việt Nam dẫn đến khơng ít ý kiến của giới nghiên cứu pháp luật, của những người có trách nhiệm trong xây dựng luật tỏ ra máy móc, siêu hình thiếu cơ sở thực tiễn và mối quan hệ tổng thể nhìn từ góc độ thực hiện quyền lực Nhà nước. Trong công cuộc cải cách bộ máy nhà nước, Việt Nam chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền với tư cách là một thể chế chính trị được hiểu như một Nhà nước mà trong đó hoạt động của cơ quan nhà nước đều được thực hiện trên cơ sở pháp luật. Trên cơ sở kinh tế - xã hội Việt Nam; Nhà nước pháp quyền Việt Nam có đặc điểm riêng đó là, việc khơng có sự phân chia quyền lực và sự đối trọng lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực; quyền lực trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam là thống nhất và tập trung có sự phân công rành mạch giữa quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp do Chính phủ thực hiện, quyền tư pháp được giao cho các cơ quan tư pháp như Tòa án, Viện kiểm sát. Nguyên
tắc tập trung dân chủ được quán triệt trong việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước. Tất cả các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp cuối cùng đều tập trung ở Quốc hội, cơ quan đại diện cao nhất và cũng là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước đòi hỏi tất yếu xây dựng cơ chế giám sát thực thi quyền lực Nhà nước trong bộ máy Nhà nước bởi sự tập trung quyền lực luôn tồn tại khuynh hướng chuyên quyền, lạm quyền; trọng trách giám sát này thuộc về Quốc hội. Tuy nhiên, với tổ chức bộ máy của Quốc hội để bảo đảm giám sát hoạt động của hệ thống cơ quan Nhà nước được tổ chức đồng bộ, thống nhất từ trung ương tới địa phương trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã hội là khơng khả thi. Do vậy, việc duy trì một hệ thống cơ quan độc lập, chuyên trách giám sát hoạt động tư pháp như Viện kiểm sát là cần thiết. Cơ quan xét xử của Nhà nước pháp quyền Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc thẩm phán độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật (dấu hiệu này về cơ bản cũng giống biểu hiện của Nhà nước pháp quyền nói chung), nên việc thực thi quyền giám sát tư pháp nhằm ngăn ngừa sự lạm quyền trong hoạt động xét xử cũng như các hoạt động tư pháp khác. Trong thực tiễn suốt quá trình hình thành và phát triển của Viện kiểm sát, dù trước Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng, chính thức nhưng Viện kiểm sát luôn thực hiện nhiệm vụ giám sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự. Trong đó, hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự được xem là nội dung quan trọng trong chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp.