Liên bang Nga

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 34 - 37)

Viện kiểm sát nước Cộng hoà Liên bang Nga là một cơ quan có vị trí độc lập với cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp, được xây dựng theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Viện kiểm sát chỉ phục tùng một người lãnh đạo duy nhất là Tổng kiểm sát Trưởng Liên bang; Tổng kiểm sát trưởng do Hội đồng Liên bang bổ nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Tổng thống Liên bang Nga. Dưới quyền Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga có các Kiểm sát viên các nước cộng hoà, các vùng, khu vực, thành phố trực thuộc Liên bang, các vùng tự trị, các khu vực tự trị, các thành phố quận, huyện và cấp tương đương do Tổng kiểm sát Trưởng Liên bang Nga bổ nhiệm và bãi nhiệm. Mỗi Kiểm sát viên đều có một bộ máy những người dưới quyền…

Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật đối với tất cả các đạo luật; kiểm sát việc chấp hành pháp luật của các Bộ, các Tổng cục thuộc Liên bang, của các cơ quan lập pháp, hành pháp.

Trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát liên bang Nga có vị trí, vai trị tương đối đặc trưng, thể hiện ở chỗ: VKS không thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử vụ việc dân sự của Tòa án, VKS tham gia tố tụng để bảo đảm vị thế tối thượng của luật, củng cố và tăng cường tính thống nhất của pháp chế, đồng thời VKS hướng tới Tòa án như một phương tiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những đối tượng mà sự vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp ấy có ảnh hưởng nghiêm trọng về phương diện xã hội.

Điều 45 BLTTDS Liên bang Nga quy định:

1. Kiểm sát viên có quyền khởi kiện u cầu Tịa án bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của cơng dân, của tập hợp người khơng xác định, lợi

ích của Liên bang Nga, chủ thể Liên bang Nga, các tổ chức tự quản địa phương. Kiểm sat viên chỉ khởi kiện yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của cơng dân trong trường hợp cơng dân đó khơng thể tự mình khởi kiện vì lý do sức khỏe, tuổi tác, khơng có năng lực hành vi hoặc vì những lý do chính đáng khác.

2. Khi khởi kiện Kiểm sát viên có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn, trừ quyền hòa giải và nghĩa vụ trả lệ phí. Trong trường hợp Kiểm sát viên rút đơn khởi kiện yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích của người khác thì việc giải quyết vụ án vẫn tiếp tục nếu nguyên đơn hoặc người đại diện của nguyên đơn khơng rút đơn khởi kiện...

3. Với mục đích thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Kiểm sát viên tham gia tố tụng và phát biểu kết luận đối với những vụ án liên quan đến việc buộc đi ở nơi khác, u cầu khơi phục việc làm, u cầu địi bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe, hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này và luật liên bang quy định.

Theo quy định của Điều 45 BLTTDS Liên bang Nga, có hai hình thức tham gia của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự.

- Thứ nhất, Kiểm sát viên tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người

"châm ngòi", người khởi động các thủ tục xét xử sơ thẩm, chống án, phúc

thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bằng việc đệ đơn khởi kiện, đơn kháng kiện (đơn đề nghị chống án, đơn đề nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm) đối với bản án, quyết định khơng có căn cứ của Tịa án.

Có ba loại việc dân sự mà Kiểm sát viên có thể khởi kiện:

Một là: loại việc dân sự liên quan trực tiếp đến lợi ích của Liên bang

Nga, chủ thể Liên bang Nga, các tổ chức tự quản địa phương.

Hai là: loại việc dân sự liên quan trực tiếp đến quyền, tự do và lợi ích

kiện vì lý do sức khỏe, tuổi tác, khơng có năng lực hành vi hoặc vì những lý do chính đáng khác.

Ba là: loại việc dân sự liên quan trực tiếp đến quyền, tự do và lợi ích

hợp pháp của tập hợp người không xác định.

- Thứ hai, Kiểm sát viên tham gia vào tiến trình tố tụng (do người khác

khởi kiện) và phát biểu đối với những vụ án liên quan đến việc buộc đi ở nơi khác, u cầu khơi phục việc làm, u cầu địi bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe. Ngồi ra, Kiểm sát viên còn tham gia và phát biểu kết luận về vụ án trong những trường hợp khác do Bộ luật này và luật Liên bang quy định.

1.3.3. Một số quốc gia khu vực Châu Á

- Nhật Bản

Theo quy định của Hiến pháp Nhật Bản, Viện công tố là cơ quan thuộc nhánh quyền lực hành pháp. Tồn bộ hệ thống Cơ quan cơng tố và các Công tố viên dưới sự chỉ đạo, giám sát chung của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, tính độc lập và quyền tự quyết của Viện cơng tố vẫn được tôn trọng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp khơng có quyền can thiệp vào công việc của Tổng trưởng công tố và Công tố viên.

Tổ chức của Cơ quan công tố tương ứng với tổ chức của Tòa án. Viện Cơng tố tối cao tương ứng với Tịa án tối cao; dưới Viện Cơng tố tối cao có 8 Viện Cơng tố cấp cao, 50 Viện Công tố quận và 438 Viện Công tố địa phương. Viện Công tố địa phương giải quyết, xử lý các vụ án bằng thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật và duy trì cơng tố tại Tồ giản lược. Cơng tố viên tại các Viện công tố quận giải quyết mọi vụ án và duy trì cơng tố tại Tịa án quận.

Trong tố tụng dân sự, Cơng tố viên Nhật Bản có vai trị như người đại diện cho lợi ích cơng, tham gia tố tụng với vị trí là người đại diện cho những

đương sự khơng có khả năng tự thực hiện các quyền dân sự của mình. Bộ luật dân sự Nhật Bản có khá nhiều điều quy định về thẩm quyền của Công tố viên trong lĩnh vực này, như quyền yêu cầu Tịa án tun bố người thường xun nằm trong tình trạng suy nhược tinh thần là người mất năng lực hành vi (Điều 7); quyền yêu cầu Tòa án rút việc tuyên bố mất năng lực hành vi khi nguyên nhân gây ra tình trạng mất năng lực hành vi khơng cịn nữa...

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w