Tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 106 - 114)

- Trung Quốc

1999 12354vụ 12354vụ 585 vụ 403vụ 12354vụ 7423 vụ 200012278 vụ10269 vụ620 vụ332 vụ9278 vụ7876 vụ

3.2.3. Tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của Viện kiểm sát

sát việc giải quyết các vụ án dân sự của Viện kiểm sát

- Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành ở VKSND phải trên cơ sở quy định tại Chỉ thị của Viện trưởng VKSNDTC và chương trình cơng tác năm của cấp mình để kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả đạt được từ chỉ tiêu nghiệp vụ đã đề ra, đồng thời phải có biện pháp khắc phục những mặt yếu kém. Cả 3 cấp kiểm sát chú ý tích lũy những vấn đề vướng mắc trong nhận thức, vận dụng pháp luật không thống nhất. Tập hợp những quy định pháp luật cần sửa dổi, bổ sung, những quy định pháp luật cần phải được

hướng dẫn, giải thích hoặc cụ thể hóa, báo cáo lên Lãnh đạo VKSND tối cao để kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, sửa đổi, bổ sung luật, hướng dẫn, giải thích một cách kịp thời.

- Viện kiểm sát các cấp cần đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ có đủ năng lực thực hiện cơng tác kiểm sỏt ỏn dõn sự cho phù hợp với việc đổi mới chức năng; cần khẩn trương củng cố, kiện toàn các đơn vị nghiệp vụ liên quan thuộc VKSND tối cao, các phũng nghiệp vụ thuộc VKSND cấp tỉnh và cỏc bộ phận nghiệp vụ tương ứng thuộc VKSND cấp huyện. Trên cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, VKSND các tỉnh chủ động đề xuất việc chia tách, thành lập mới các đơn vị nghiệp vụ; nghiên cứu sắp xếp bố trí lại cán bộ, Kiểm sát viên theo hướng tăng cường cho các khâu công tác này. Tiến hành các biện pháp để xây dựng đội ngũ kiểm sát viên trong sạch vững mạnh, tinh thông về nghiệp vụ, có bản lĩnh nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao để đảm đương nhiệm vụ.

- Khẩn trương xúc tiến việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của pháp luật; sửa đổi bổ sung các quy chế công tác kiểm sát và đề nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các văn bản pháp luật khác có liên quan để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất các văn bản pháp luật.

- Vụ kiểm sỏt việc giải quyết cỏc vụ ỏn dõn sự (Vụ 5) phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho lónh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thực hiện các Thông tư liên tịch, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tũa ỏn nhõn dõn tối cao hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS, Quy chế công tác kiểm sát giải quyết cỏc vụ, việc dõn sự và ban hành các mẫu văn bản tố tụng dân sự đó sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với luật tố tụng mới. Qua tập huấn, tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng dõn sự.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo đảm sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ trong việc tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và trong việc giải quyết những vấn đề vướng mắc cả về chuyên môn, nghiệp vụ và trong tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ; tập hợp những vướng mắc trong hoạt động tố tụng của Kiểm sát viên tại các phiên tũa xột xử để rút kinh nghiệm.

- Viện kiểm sát địa phương chủ động báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao những vướng mắc, bất cấp trong nhận thức, ỏp dụng phỏp luật tố tụng và nội dung; Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu hướng dẫn nghiệp vụ, trả lời thỉnh thị cho Viện kiểm sát cấp dưới kịp thời.

- Đối với Kiểm sát Viên tham gia phiên tòa, phiên họp theo thủ tục sơ thẩm, cần phân biệt nội dung phát biểu của Kiểm sát viên đối với việc tuân theo pháp luật của 02 nhóm đối tượng:

+ Đối với người tiến hành tố tụng, Kiểm sát viên tập trung phát biểu

những vấn đề về việc tuân theo phỏp luật tố tụng trong quỏ trỡnh kể từ khi Tũa ỏn thụ lý vụ án cho đến trước khi Hội đồng xét xử nghị án (lúc này, do chưa có bản án, quyết định của Hội đồng xét xử nên Kiểm sát viên không phát biểu về việc chấp hành pháp luật nội dung).

+ Đối với người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về

việc chấp hành phỏp luật của họ.

Tuy nhiờn, khi phỏt biểu về những nội dung nờu trờn, cần chỳ ý là Kiểm sỏt viờn khụng đi sâu phân tích những căn cứ để để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự; không đề nghị Hội đồng xét xử về đường lối giải quyết vụ ỏn.

- Tại phiờn tũa phỳc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, lúc này đó cú bản ỏn, quyết định của Tũa ỏn, nờn khi phỏt biểu, Kiểm sỏt viờn cần phỏt biểu ý kiến của Viện kiểm sỏt về bản ỏn, quyết định của Tũa ỏn bị khỏng cỏo, khỏng nghị. Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị, Kiểm sát viên phải trỡnh bày

quan điểm kháng nghị và phát biểu ý kiến để bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát.

- Tăng cường trang thiết bị, phương tiện cần thiết (phòng làm việc, bàn, ghế, tủ tài liệu, mỏy vi tớnh, mỏy photo...) đảm bảo đủ điều kiện cho các đơn vị, cán bộ hoàn thành nhiệm vụ.

- Vấn đề học tập nghiên cứu pháp luật phải làm thường xuyên đối với mỗi cỏn bộ, kiểm sỏt viờn. Với trỏch nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động nghiệp vụ, lónh đạo VKSND tối cao cần quan tâm thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tạo điều kiện cho cán bộ, kiểm sát viên tham gia các khóa học đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ để phục vụ cho ngành được tốt hơn. Nhìn chung, những nhiệm vụ trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự đặt ra cho VKSND thời gian tới là hết sức nặng nề. Trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân đũi hỏi toàn Ngành và mỗi cỏn bộ phải tự mỡnh đổi mới mạnh mẽ, tồn diện để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để nâng cao chất lượng trong hoạt động kiểm sát nói chung và trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết án dân sự nói riêng thì sự quan tâm lãnh đạo của Đảng là yếu tố quan trọng. Đảng lãnh đạo, đổi mới hoạt động lập pháp, xây dựng chiến lược và ban hành pháp luật của Quốc hội. Sự lãnh đạo của Đảng cũng bảo đảm việc ban hành thống nhất các quy phạm pháp luật, tạo điều kiện cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên đủ về số lượng, tinh thông về nghiệp vụ; đổi mới tổ chức, hoạt động của VKS, các cơ quan tiến hành tố tụng, tăng cường sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động kiểm sát của VKS. Chúng ta thấy pháp luật về công tác của ngành Kiểm sát nói chung và hoạt động kiểm sát việc giải quyết

vụ án dân sự nói riêng có những bước thăng trầm, nhưng nhìn chung đã được hồn thiện dần cùng với sự phát triển và đi lên của đất nước, về cơ bản đã đáp ứng được tình hình thực tiễn và phù hợp với nền kinh tế và trình độ dân trí hiện nay nhưng vẫn cịn nhiều bất cập cần phải sửa đổi bổ sung tạo ra hành lang pháp lý vững chắc, ổn định. Trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, Nhà nước và xã hội đòi hỏi ngành Kiểm sát phát huy những ưu điểm đã đạt được, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác, kịp thời phát hiện những yếu kém, tồn tại, tìm ra ngun nhân để có giải pháp, kiến nghị khắc phục. Việc thực hiện các giải pháp nêu trên phải được tiến hành đồng bộ, có những giải pháp phải khẩn trương triển khai thực hiện, có những giải pháp phải thực hiện trong một thời gian dài, liên tục. Trong những giải pháp khắc phục tồn tại, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự. Cùng với giải pháp hoàn thiện pháp luật thì, những giải pháp nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng là giải pháp rất quan trọng về trước mắt cũng như lâu dài.

KẾT LUẬN

Trong q trình đổi mới tồn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước pháp quyền, trước hết phải là nhà nước có hệ thống pháp luật hồn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất để thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật. Như vậy, để xây dựng Nhà nước pháp quyền, vấn đề cốt lõi là phải khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; đây cũng là một trong những nội dung quan trọng về cải cách tư pháp mà Đảng ta đã xác định trong thời kỳ đổi mới.

Viện kiểm sát nhân dân có vị trí, vai trị quan trọng trong tố tụng dân sự, xét trên các phương diện lý luận và thực tiễn. Các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, nhất là các Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 đã chỉ rõ nhiều nội dung cụ thể về cải cách tư pháp đòi hỏi phải được thể chế hóa, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nói chung cũng như hoạt động kiểm sát việc giải quyết án dân sự nói riêng. Q trình tổng kết thực tiễn cho thấy, đổi mới phải đồng bộ, từ thể chế đến các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thì mới có hiệu quả và phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, trình độ dân trí, truyền thống pháp lý thì mới mang lại hiệu quả, nếu khơng dự liệu được các yếu tố ảnh hưởng đó thì sẽ dẫn đến nhiều hạn chế, bất cập, ảnh hưởng gây hệ lụy đến nền kinh tế và sự phát triển của đất nước.

Hoàn thiện pháp luật hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng

dân sự, đồng thời cũng chính là việc thể chế hố chủ trương của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

Pháp luật hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật Việt Nam, vì vậy phải quán triệt các quan điểm chỉ đạo chung của Đảng trong q trình xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật.

Ngoài các quan điểm chỉ đạo chung, việc hoàn thiện pháp luật hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự phải dựa trên các quan điểm cụ thể, xuất phát từ những đặc thù riêng của hệ thống Chính trị, cũng như bộ máy Nhà nước ta, với tư cách là một quyền năng đặc biệt của Nhà nước. Đây cũng là các quan điểm được cụ thể hoá từ các chủ trương của Đảng và Nhà nước trong tiến trình hội nhập nói chung và cải cách tư pháp nói riêng.

Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự cịn thiếu tính đồng bộ, nội dung chưa đảm bảo chi tiết, cụ thể; thiếu những quy phạm bảo đảm cho hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình để bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân. Để thực hiện các yêu cầu trên, Luận văn đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, trong đó, xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trên cơ sở sửa đổi Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát, Luận văn còn đề xuất sửa đổi nhiều nội dung của Bộ luật tố tụng dân sự, Thông tư liên tịch, Quy chế của ngành...

Các phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự được đề cập trong Luận văn là những phương hướng, giải pháp cơ bản và đã qua trải nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên, các quy phạm pháp luật trong từng ngành luật cũng như các ngành luật trong hệ thống pháp luật ln có mối liên hệ đan xen mật thiết với nhau. Do vậy, để cho hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự đạt hiệu quả cao hơn

nữa, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện nhiều quy phạm pháp luật, nhiều ngành luật liên quan, như Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư...

Trước tiến trình tồn cầu hố và hội nhập kinh tế-quốc tế, trước yêu cầu cải cách tư pháp nói riêng và cải cách bộ máy nhà nước nói chung, việc nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự là một nhu cầu tất yếu khách quan và lâu dài. Với ý nghĩa đó, tác giả mong muốn Luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ vào q trình hồn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự nói riêng cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 106 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w