Giai đoạn từ năm 2004 đến năm

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 56 - 58)

- Trung Quốc

2.1.3.1. Giai đoạn từ năm 2004 đến năm

BLTTDS năm 2004 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX thơng qua ngày 15-6-2004 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01-01-2005. Đây là BLTTDS đầu tiên được thông qua sau hơn một nửa thế kỷ xây dựng và phát triển nền tư pháp cách mạng, kể từ khi nước nhà giành được độc lập đến nay. Trên nhiều phương diện, BLTTDS năm 2004 đã thể hiện những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp. Ghi nhận nguyên tắc quyền quyết định tự định đoạt của đương sự (Điều 5). Trên cơ sở đó Bộ luật cũng đã bổ sung và đổi mới nguyên tắc cung cấp chứng cứ và tự chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự. "Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tịa án và chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự". Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong trường hợp đương sự khơng thể tự mình thu thập được chứng cứ và có u cầu Tịa án, thì Thẩm pháp chỉ có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp theo luật định để thu thập chứng cứ (Điều 6; điểm c, khoản 2 Điều 58; khoản 2 Điều 85). Thẩm phán khi xét xử thấy chứng cứ trong hồ sơ chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán khơng được tự mình xác minh mà phải yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ (khoản 1 Điều 85). Tư tưởng đổi mới lớn nhất lần này so với các thủ tục tố tụng dân sự trước đây là ở những vấn đề nói lên quan điểm hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào các tranh chấp dân sự trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự.

Điều 21 BLTTDS năm 2004 cho thấy, về mặt nguyên tắc, so với Luật TCVKSND năm 2002 và các văn bản pháp luật tố tụng trước đây, chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự của VKSND tiếp tục được khẳng định và không thay đổi, nhưng phạm vi tham gia phiên tòa và thẩm quyền cụ thể của VKS trong tố tụng dân sự đã có nhiều sửa đổi, bổ sung như: Một là, phạm vi tham gia phiên tòa của VKS chỉ giới hạn đối với những

vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại (về việc thu thập chứng cứ đó) của Tịa án, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, các vụ án và các việc dân sự mà VKS kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án (theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm). Cụ thể là đối với các phiên tịa sơ thẩm vụ án dân sự, VKS khơng tham gia 100% các phiên tòa như tinh thần quy định của Điều 21 Luật TCVKSND năm 2002 nữa. Đối với các phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự, VKS cũng khơng tham gia 100% các phiên tịa mà chỉ tham gia phiên tòa trong trường hợp VKS kháng nghị phúc thẩm hoặc đã tham gia sơ thẩm vụ án đó (khoản 2 Điều 264); hoặc trong trường hợp sau phiên tòa sơ thẩm đương sự có đơn khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm. Hai là, VKS khơng kiểm sát việc lập hồ sơ của Tịa án. Ba là, VKS không thực hiện quyền khởi tố vụ án dân sự (là thẩm quyền đã được quy định cho Viện Công tố và VKS trong 34 năm từ năm 1950 đến năm 2004). Bốn là, VKS khơng tự mình xác minh thu thập chứng cứ thay cho đương sự (chỉ trong trường hợp cần thiết để thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, Viện kiểm sát mới có quyền yêu cầu các bên đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng). Năm là, VKS không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Sáu là, VKS không làm văn bản phản đối biên bản hòa giải thành của các bên đương sự theo như quy định trong các pháp lệnh trước đây.

Xuất phát từ quan điểm VKS là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, BLTTDS năm 2004 đã quy định: Tất cả các quyết định mang tính chất giải quyết, xử lý vụ việc dân sự của cơ quan xét xử phải được gửi cho VKS để thực hiện chức năng kiểm sát.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 56 - 58)