Về mặt tổ chức, Viện công tố Pháp được thành lập bên cạnh hệ thống Tịa án, nhưng khơng phụ thuộc vào Tịa án; mỗi Viện cơng tố đều có đại diện ở các Tồ hình sự. Viện cơng tố là cơ quan truy tố tội phạm, đồng thời là cơ quan đại diện cho xã hội bảo vệ lợi ích chung, bảo đảm việc áp dụng đúng pháp luật. Công tố viên là một ngạch công chức tư pháp được thành lập tại các Tịa án tư pháp; có thẩm quyền trong tất cả các lĩnh vực pháp luật. Viện công tố thực hành quyền công tố và được hưởng những đặc quyền do pháp luật trực tiếp ủy thác. Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm thực hành quyền cơng tố nhân danh nền cộng hồ chứ không phải nhân danh Nhà nước hay Chính phủ. Đây là đặc điểm riêng biệt của Pháp, vì họ quan niệm
rằng: pháp luật nghĩa là quốc gia tối cao nên Công tố viên là những người đại diện cho quốc gia, xã hội chứ không phải là những người thực hiện quyền hành pháp bên cạnh Tịa án; các Cơng tố viên không phải là các viên chức của cơ quan hành pháp và khơng bảo vệ lợi ích riêng của quyền hành pháp, mặc dù về mặt tổ chức, các Viện công tố trực thuộc Bộ Tư pháp.
Viện Cơng tố Pháp có thể tham gia vào việc giải quyết các vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng) với tư cách là đại diện cho lợi ích chung, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và bảo vệ trật tự công. Trong tố tụng dân sự, BLTTDS nước Cộng hịa Pháp quy định: "Viện Cơng tố có thể tham gia tố tụng như một bên đương sự chính hoặc tiến hành tố tụng để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật. Viện Công tố đại diện cho người khác trong những trường hợp do pháp luật quy định" (Điều 421). "Viện Công tố chủ động tham gia tố tụng trong những trường hợp do pháp luật quy định" (Điều 422); và "Ngoài những trường hợp đó, Viện Cơng tố có quyền can thiệp để bảo vệ trật tự cơng khi có những hành vi xâm phạm trật tự công" (Điều 423).
Trong tố tụng dân sự, theo quy định của BLDS Pháp và BLTTDS Pháp, Viện Cơng tố có thể tham gia vào q trình giải quyết vụ việc với hai tư cách:
thứ nhất, với vai trò đại diện cho lợi ích chung, bảo vệ trật tự cơng, Viện
Công tố Pháp tham gia tố tụng với tư cách là bên chính tố (tức với tư cách như một bên đương sự chính, mà theo cách gọi của ta là với tư cách người tham gia tố tụng); thứ hai, với vai trị bảo đảm sự tn thủ pháp luật, vì lợi ích của luật, Viện Cơng tố Pháp tham gia tố tụng với tư cách là bên phụ tố (mà theo cách gọi của ta là cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng).
Với tư cách là bên chính tố (như một bên đương sự), Viện Cơng tố có thể tự mình khởi kiện (khởi tố) vụ án dân sự hoặc tham gia tố tụng với tư cách bị đơn đại diện cho Nhà nước khi bị kiện. Ví dụ, Viện Cơng tố có thể tự mình:
khởi kiện (khởi tố) để yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật (Điều 184, 191); khởi kiện để yêu cầu dỡ bỏ một cơng trình xây dựng khơng có giấy phép; khởi kiện để yêu cầu Tòa án tước quyền của cha mẹ đối với con của họ (Điều 378)...
Ngoài ra, với tư cách là bên chính tố (như một bên đương sự), Viện Cơng tố cũng có thể tham gia vào các việc dân sự. Trong trường hợp này, Viện Công tố là bên đưa yêu cầu giải quyết việc dân sự ra trước Tịa án. Ví dụ, Viện Cơng tố có thể tự mình đưa ra u cầu tun bố một người mất tích hay đã chết (Điều 88, 122)...
Với tư cách là bên phụ tố (là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng) nhằm bảo đảm sự tn thủ pháp luật, vì lợi ích của luật, Viện Cơng tố có quyền kháng nghị theo thủ tục phá án (giám đốc thẩm) và tham gia tố tụng để cho ý kiến về việc áp dụng pháp luật trong một vụ việc dân sự đang được giải quyết tại Tòa án, sau khi được Tịa án thơng báo về vụ việc dân sự đó.
Về các trường hợp Tịa án thơng báo vụ việc dân sự cho Viện Công tố, BLTTDS Pháp quy định ba trường hợp:
- Thứ nhất, những trường hợp pháp luật quy định bắt buộc Tịa án phải thơng báo cho Viện công tố là những vụ việc liên quan đến: quan hệ cha, mẹ và con; ủy quyền thực hiện quyền của cha mẹ đối với con; tổ chức giám hộ đối với người chưa thành niên; yêu cầu thay đổi chế độ tài sản giữa vợ và chồng...để Viện Cơng tố cho ý kiến; nếu Tịa án xét xử mà khơng thơng báo thì bản án sẽ bị vơ hiệu.
- Thứ hai, thơng báo theo quyết định của Tịa án: đây là trường hợp Tịa án chủ động thơng báo vụ việc cho Viện Công tố để Viện Công tố cho ý kiến (Điều 427 Bộ luật).
- Thứ ba, thông báo theo yêu cầu của Viện Cơng tố: Viện Cơng tố có
quyền u cầu Tịa án thông báo về vụ việc mà Viện Công tố thấy cần thiết phải tham gia ý kiến (Điều 426 Bộ luật).
Đối với các trường hợp được thông báo, Viện Công tố phải đưa ra ý kiến kết luận của mình về mặt pháp luật cũng như về mặt thực tế (về các tình tiết vụ việc). Tuy nhiên, Viện Cơng tố khơng nhất thiết phải tham dự phiên tịa mà có thể gửi bản phát biểu két luận viết cho Tòa án.