Giai đoạn từ năm 1960 đến năm

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 42 - 45)

- Trung Quốc

2.1.1. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm

2.1.1.1. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1981

Ngày 31-12-1959, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã thơng qua Hiến pháp năm 1959. Về VKSND, Điều 105 Hiến pháp quy định: "Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân. Các VKSND địa phương và VKSND quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật định".

Với quy định trên, VKSND có một chức năng hoàn toàn mới khác hẳn với Viện Cơng tố trước đây đó là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên

cơ quan nhà nước và công dân, mở ra một trang mới trong sự phát triển hệ thống tư pháp nước ta nói chung và VKSND nói riêng. Từ Viện Cơng tố nay đã chuyển thành VKSND được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất từ trung ương xuống địa phương và không phụ thuộc vào cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính ở địa phương. Cùng với nhiệm vụ thực hành quyền Cơng tố, VKSND được giao chức năng chính là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các lĩnh vực hành chính, kinh tế xã hội, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tư pháp, từ cấp bộ trở xuống trong đó có cả hệ thống Tịa án nhân dân. Cụ thể hóa những nội dung của Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức VKSND năm 1960 quy định VKSND: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các tòa án nhân dân và trong việc chấp hành các bản án (Điều 3 Luật TCVKSND năm 1960).

Quyền hạn và nhiệm vụ của VKSND trong lĩnh vực dân sự được quy định cụ thể tại các Điều 17, 18 và 19 Luật Tổ chức VKSND năm 1960. Đó là

quyền khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân; quyền kháng nghị những bản án, quyết định của Tịa án chưa có hiệu lực hoặc đã có hiệu lực pháp luật; quyền tham dự phiên họp của Ủy ban Thẩm phán và Hội đồng Thẩm phán cùng cấp bàn về việc xét xử và áp dụng pháp luật; quyền kiểm sát việc chấp hành các bản án và các quyết định của Tòa án nhân dân.

Do suốt một thời gian dài sau đó chưa có BLTTDS nên thẩm quyền của VKSND trong tố tụng dân sự thể hiện cụ thể tại nhiều văn bản dưới luật khác nhau. Tuy nhiên, những thẩm quyền của VKSND cũng đã được thể hiện tương đối thống nhất và rõ ràng. Có thể nói, pháp luật tố tụng dân sự thời kỳ này đã giữ nguyên một số thẩm quyền của Viện Công tố trước đây và bổ sung, phát triển một số thẩm quyền mới của VKSND, trong đó đáng lưu ý một số thẩm quyền sau đây:

Về quyền khởi tố vụ án dân sự và tham gia tố tụng, đã có những quy định rất rõ ràng về thẩm quyền này ngay sau khi Luật Tổ chức VKSND năm 1960 được ban hành. Những loại việc mà VKS tham gia tố tụng rất đa dạng như:

Một là, những vụ án dân sự mà một trong các bên đương sự khó hoặc

khơng có điều kiện để tự bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình trong các tranh chấp dân sự. Đó là những trường hợp: vụ án dân sự liên quan đến quyền lợi người chưa thành niên, người mất trí, người già cả, ốm đau khơng đủ điều kiện để tự bảo vệ... Đối với những loại việc trên Tịa án có thể yêu cầu hoặc bắt buộc phải yêu cầu VKSND tham gia tố tụng hoặc VKSND tự quyết định tham gia tố tụng. Về thời điểm tham gia, có những loại việc VKSND có thể tham gia ngay từ lúc thụ lý đơn khởi kiện hay tham gia bất cứ khi nào. Ngồi ra, nếu VKSND khơng có đại diện tham gia phiên tịa thì phải gửi bản kết luận viết tới Tòa án.

Hai là, những loại việc tuy các bên đều có thể tự bảo vệ, nhưng vụ việc

đó có liên quan đến quyền lợi, lợi ích Nhà nước, có ảnh hưởng xã hội lớn, liên quan đến việc thực hiện chính sách lớn; đó là những việc kiện địi nhà, việc kiện có liên quan đến quyền lợi của Việt kiều, Ngoại kiều, khi tòa án xét xử việc tiêu hôn (trái pháp luật). Nếu tham gia tố tụng, VKSND có thể tham gia bất cứ khi nào và nếu khơng tham dự phiên tịa, VKSND phải gửi các bản kết luận viết.

Theo các văn bản pháp luật liên quan, những loại việc trên cũng là những loại việc VKS có quyền khởi tố vụ án dân sự nếu các bên khơng tự khởi kiện. Nếu VKSND khởi tố, VKSND cũng có quyền và trách nhiệm như một bên đương sự như phải cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh và Tòa án vẫn phải xác minh như đối với các đương sự tham gia vụ kiện. Tuy nhiên, có một thủ tục tố tụng đặc biệt trong các vụ án mà VKS trực tiếp khởi tố và phân biệt một cách rõ rệt vị trí của VKS khi tham gia vụ án trong những

trường hợp này: Tịa án nhân dân khơng tiến hành hòa giải giữa đại diện VKS và bị đơn trong tất cả các vụ kiện do VKS khởi tố.

Về quyền kháng nghị những bản án, quyết định của Tịa án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đã có hiệu lực pháp luật; quyền tham dự phiên họp của Ủy ban Thẩm phán và Hội đồng Thẩm phán cùng cấp bàn về việc xét xử và áp dụng pháp luật: Thẩm quyền kháng nghị các bản án quyết định của Tòa án trước đây đã được quy định từ những năm 1958 sau khi Viện Công tố được thành lập độc lập với hệ thống Tịa án. Sau khi có Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức VKSND năm 1960, thẩm quyền này đã được quy định rõ và đầy đủ hơn. Với chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, VKSND cùng cấp và VKSND cấp trên một cấp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm, những bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành khi đó chỉ quy định đối với những vụ việc mà VKS có thẩm quyền khởi tố hay tham gia tố tụng, nếu sau khi xét xử sơ thẩm bị chống án hoặc bị kháng nghị Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án đó cho VKS cùng cấp. Như vậy, theo pháp luật tố tụng, VKSND chỉ tham gia kháng nghị nếu VKSND trực tiếp khởi tố vụ án hay đối với những vụ án VKSND có thể tham gia tố tụng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w