Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 39 - 40)

- Trung Quốc

1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Qua nghiên cứu pháp luật về hoạt động công tố, kiểm sát ở một số quốc gia nêu trên cho thấy, mặc dù có thể chế chính trị khác nhau, đặc điểm về lịch sử, truyền thống văn hoá pháp lý của mỗi quốc gia khác nhau và cách thức tổ chức của các cơ quan tư pháp nói chung cũng như về chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Viện kiểm sát (Cơ quan cơng tố) nói riêng cũng khác nhau, nhưng đều rất coi trọng vị trí, vai trị Viện kiểm sát (Viện Cơng tố) trong tố tụng dân sự. Tuy bị kiềm chế bởi những đặc thù riêng, nhưng xu hướng chung trong tư duy pháp lý các nước về vị trí, vai trị Viện kiểm sát (Viện Công tố) trong tố tụng dân sự là nhấn mạnh vai trò của cơ quan này trong việc đại diện và bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng, lợi ích của những cá nhân khơng có khả năng thực hiện quyền dân sự hoặc không thể tự bảo vệ mình. Đây cũng là chức năng, vai trị nổi trội của Viện kiểm sát (Viện Công

tố) các nước trong tố tụng dân sự, cho dù đó là những Viện kiểm sát (Viện Cơng tố) có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp hay khơng có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp.

Trong công cuộc cải cách bộ máy nhà nước, chúng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Nhà nước pháp quyền với tư cách là một thể chế chính trị được hiểu như một Nhà nước mà trong đó hoạt động của cơ quan Nhà nước đều được thực hiện trên cơ sở pháp luật. Trên cơ sở kinh tế - xã hội Việt Nam, Nhà nước pháp quyền Việt Nam có đặc điểm riêng; đó là: (1) khơng có sự phân lập quyền lực và sự đối trọng lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực; (2) quyền lực trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam là thống nhất

và tập trung có sự phân cơng rành mạch giữa quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp khơng mang tính phân lập và chế ước nhau. Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp do Chính phủ thực hiện, quyền tư pháp được giao cho các cơ quan tư pháp như Tòa án, Viện kiểm sát. Nguyên tắc tập trung dân chủ được quán triệt trong việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước. Tất cả các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp cuối cùng đều tập trung ở Quốc hội, cơ quan đại diện cao nhất và cũng là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước đòi hỏi tất yếu xây dựng cơ chế giám sát thực thi quyền lực Nhà nước trong bộ máy Nhà nước bởi sự tập trung quyền lực luôn tồn tại khuynh hướng chuyên quyền, lạm quyền; trọng trách giám sát này thuộc về Quốc hội. Tuy nhiên, với tổ chức bộ máy của Quốc hội để bảo đảm giám sát hoạt động của hệ thống cơ quan Nhà nước được tổ chức đồng bộ, thống nhất từ trung ương tới địa phương trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã hội là khơng khả thi. Do vậy, việc duy trì một hệ thống cơ quan độc lập, chuyên trách giám sát hoạt động tư pháp như Viện kiểm sát khơng chỉ phù hợp mà cịn cần thiết. Cơ quan xét xử của Nhà nước pháp quyền Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc "thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" (dấu hiệu này về cơ bản cũng giống biểu hiện của Nhà nước pháp quyền nói chung), nên việc thực thi quyền giám sát tư pháp nhằm ngăn ngừa sự lạm quyền trong hoạt động xét xử cũng như các hoạt động tư pháp khác. Trong thực tiễn suốt quá trình hình thành và phát triển của Ngành kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát luôn thực hiện nhiệm vụ giám sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự. Hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự được xem là nội dung quan trọng trong chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w