Giai đoạn từ năm 1981 đến năm

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 45 - 47)

- Trung Quốc

2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1981 đến năm

Sau Hiến pháp năm 1959 và Luật Tổ chức KSND năm 1960, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND tiếp tục được khẳng định trong Luật Tổ chức VKSND năm 1981. Căn cứ theo các Điều 12, 13, 14, 15, 16 và 17 Luật Tổ chức VKSND năm 1981, VKSND trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết án dân sự có những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau: (1) khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân cùng cấp khởi tố vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi ích chính đáng của cơng dân; (2) tham gia tố tụng tại

phiên tòa của Tòa án nhân dân cùng cấp; (3) yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp chuyển hồ sơ những vụ án cần thiết cho công tác kiểm sát xét xử; (4) kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định dân sự của Tòa án; (5) tham dự phiên họp của ủy ban Thẩm phán và Hội đồng Thẩm phán cùng cấp bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử; (6) kiểm sát việc thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án.

Như vậy, so với Luật Tổ chức VKSND năm 1960 và các quy định của pháp luật tố tụng dân sự của giai đoạn trước, vị trí, vai trị của VKSND trong tố tụng dân sự trong giai đoạn này nhìn chung khơng có gì thay đổi lớn về mặt nội dung VKSND vẫn thực hiện vai trị chính là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử, giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án. Riêng quyền yêu cầu Tòa án nhân dân chuyển hồ sơ để phục vụ hoạt động kiểm sát trước đây mới chỉ được quy định rải rác trong các văn bản hướng dẫn dưới luật, thì nay Luật Tổ chức VKSND năm 1981 đã bổ sung thành một khoản (khoản 3 Điều 13) chính thức khẳng định thẩm quyền này của VKSND, giúp cho VKSND tham gia và kiểm sát xét xử của Tịa án được thuận lợi hơn và có vai trị như một cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự. Điều này càng được thể hiện rõ hơn trong giai đoạn thi hành án, VKSND cũng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cung cấp hồ sơ liên quan đến việc thi hành án (điểm b, khoản 1, Điều 16).

Đối với quyền khởi tố vụ án dân sự, có hai bổ sung mới: Thứ nhất,

ngồi quyền trực tiếp khởi tố, VKS có quyền u cầu các cơ quan khác đứng ra khởi tố (khoản 6 Điều 13). Thứ hai, VKS có quyền trực tiếp khởi tố vụ án dân sự khi thấy cần thiết trong quá trình kiểm sát việc thi hành án (khoản 3 Điều 16). Đây là hai bổ sung quan trọng vừa khẳng định quyền khởi tố vụ án dân sự là một hoạt động quan trọng của VKSND trong tố tụng dân sự để bảo

vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân và lợi ích của Nhà nước, vừa cho thấy dù cho các cơ quan có trách nhiệm chủ yếu khơng chỉ trực tiếp đứng ra khởi tố mà cịn có trách nhiệm u cầu, đốc thúc các cơ quan khác thực hiện hoạt động này.

Nhìn chung, từ năm 1989 trở về trước, pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của VKS chủ yếu được quy định trong Luật Tổ chức VKSND năm 1960 và Luật Tổ chức VKSND năm 1981. Trong thời kỳ này, hoạt động tố tụng dân sự nói chung và hoạt động xét xử của Tịa án nói riêng đều do các văn bản dưới luật, pháp lệnh điều chỉnh và nằm rải rác trong các văn bản khác nhau như thơng tư, cơng văn hướng dẫn xét xử của Tịa án nhân dân tối cao, các thông tư liên bộ, thơng tư liên ngành của Tịa án nhân dân tối cao, VKSND tối cao, Bộ Tư pháp... Điều này xuất phát từ thực trạng trước năm 1989, pháp luật tố tụng dân sự chưa được hệ thống hóa, pháp điển hóa một cách đầy đủ nên quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong các văn bản nói trên về thủ tục tố tụng cịn nặng về hướng dẫn, thiếu tính hệ thống chặt chẽ, cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, thẩm quyền của VKSND trong tố tụng dân sự cũng đã được xác định tương đối rõ ràng, VKSND là một cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự và là một cơ quan đại diện cho quyền lực công để đứng ra bảo vệ lợi ích chung, lợi ích của nhà nước, của tập thể và của cơng dân khi lợi ích của những đối tượng này bị xâm hại mà khơng có một cơ chế hữu hiệu nào khác đứng ra thực hiện quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w