Giai đoạn từ năm 2002 đến năm

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 53 - 56)

- Trung Quốc

2.1.2.1. Giai đoạn từ năm 2002 đến năm

Năm 2002, trong bối cảnh thực hiện cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Luật TCVKSND năm 2002 được xây dựng trên cơ sở quán triệt những quan điểm, tư tưởng về cải cách tư pháp được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) về VKSND, theo đó quy định: VKSND thực hành quyền cơng tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (Điều 1). Với sự ra đời của Luật TCVKSND năm 2002, trong lịch sử hơn 40 năm hình thành và phát triển của ngành kiểm sát đã diễn ra một bước ngoặt quan trọng:

VKSND không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội (chức năng kiểm sát chung) nữa mà thực hiện 02 chức năng cơ bản là thực hành quyền công tố (chức năng thứ nhất) và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp (chức năng thứ hai). Như vậy, trong tố tụng dân sự, vai trò của VKSND đã được xác định là để thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Luật TCVKSND năm 2002 đã có những sửa đổi, bổ sung, thay đổi lớn về vị trí của VKSND trong tố tụng dân sự theo hướng này.

Thứ nhất, Luật TCVKSND năm 2002 tiếp tục quy định và thể hiện rõ

hơn, mở rộng hơn về phạm vi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự.

Được xây dựng trong lúc công cuộc cải cách tư pháp đang có bước đi mạnh mẽ, Luật TCVKSND năm 2002 thể hiện những quan điểm, tư tưởng về cải cách tư pháp trong các nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi) về VKSND. Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật TCVKSND năm 2002, VKSND thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự bằng công tác: Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình... theo quy định của pháp luật. Nội dung Điều 3 đã được thể hiện cụ thể tại các điều luật của một chương độc lập - Chương IV Luật TCVKSND năm 2002 (Chương IV: Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình... theo quy định của pháp luật). Đặc biệt với quy định bổ sung mới (khoản 1 Điều 21) về thẩm quyền của VKSND được kiểm sát việc thụ lý vụ án của Tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND được thực hiện trong mọi giai đoạn của tố tụng dân sự, từ khi Tòa án thụ lý đơn kiện cho đến khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhằm kiểm tra, giám sát hành vi tố tụng của Tòa án và những người tham gia tố tụng khác, nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Thứ hai, Luật TCVKSND năm 2002 tiếp tục quy định về nhiệm vụ và

quyền hạn của VKSND trong việc khởi tố các vụ án dân sự.

Hoạt động khởi tố các vụ án dân sự được quy định cho Viện Công tố và được tiếp tục ghi nhận tại Luật TCVKSND năm 1960, Luật TCVKSND năm 1981, Luật TCVKSND năm 1989, Luật TCVKSND năm 1992. Tuy nhiên, VKSND khơng có quyền khởi tố vụ án dân sự trong mọi trường hợp mà chỉ được quyền khởi tố trong các trường hợp tương tự như các quy đinh trước đây như: khi đương sự không thể tự khởi kiện trong các trường hợp gây thiệt hại cho tài sản xã hội chủ nghĩa, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của người chưa thành niên...

Thứ ba, Luật TCVKSND năm 2002 tiếp tục quy định và bổ sung rõ hơn

về thẩm quyền của VKSND trong việc tham gia tố tụng tại phiên tịa.

Trước khi có Luật TCVKSND năm 2002, mặc dù có sự khác nhau về nội dung, mức độ và cách thức quy định về việc tham gia tố tụng tại phiên tòa dân sự của VKSND trong mỗi đạo luật, nhưng nhìn chung việc tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm được thể hiện dưới hai hình thức: bắt buộc và không bắt buộc. Đến Luật TCVKSND 2002, tại Điều 21 đã quy định VKSND phải: "Tham gia các phiên tòa và phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án". Điều đó có nghĩa là Kiểm sát viên phải tham gia 100% phiên tòa xét xử từ sơ thẩm, phúc thẩm đến giám đốc thẩm và tái thẩm các vụ án dân sự. Việc quy định này có ý nghĩa về mặt tố tụng là nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hỗn phiên tịa. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng dân sự, VKSND phải tham gia đầy đủ các phiên tòa dân sự, quy định này thể hiện quan điểm muốn nâng cao vai trò của VKSND trong hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án.

Thứ tư, Luật TCVKSND năm 2002 đã kế thừa các quy định trước đây về

thẩm quyền của VKSND trong việc kiểm sát thụ lý, lập hồ sơ vụ án, u cầu Tịa án hoặc tự mình xác minh những vấn đề cần làm sáng tổ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án; yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật; thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án; Kiểm sát thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.

Thứ năm, Luật TCVKSND năm 2002 đã quy định rõ ràng hơn, cụ thể

hơn về một số thẩm quyền khác của VKSND như: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án và quyết định của Tòa án. Một điểm mới đáng chú ý theo Điều 21 Luật TCVKSND năm 2002, đó là khi thực hiện kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, nếu phát hiện thấy dấu hiệu tội phạm của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người khác thì VKSND có quyền khởi tố về hình sự.

Như vậy, trong giai đoạn này Luật TCVKSND năm 2002 đã tiếp tục khẳng định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong tố tụng dân sự, đề cao trách nhiệm của VKSND trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của ngành Kiểm sát, VKSND có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết đối với tất cả vụ án dân sự ở tất cả các giai đoạn tố tụng, từ khi bắt đầu thụ lý vụ án đến khi thi hành bản án dân sự của Tịa án. Điều đó thể hiện quan điểm tăng cường chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản của Luật TCVKSND năm 2002 so với các Luật TCVKSND trước đây liên quan đến hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của ngành Kiểm sát.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam (Trang 53 - 56)