Phát triển vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 94 - 96)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

3.4. Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh ACB đến năm

3.4.4.2. Phát triển vốn

Với mức vốn như hiện nay, ACB còn khiêm tốn so các NHTMQD; mức vốn này sẽ trở nên nhỏ đi tương đối nếu so với một số NHTMCP đang ráo riết tăng cường năng lực tài chính; trong khi đó ngày càng có nhiều ngân hàng 100% vốn

nước ngồi mạnh về vốn gia nhập thị trường. Nếu đem so với ngoài “biển lớn” là các ngân hàng trên thế giới thì mức vốn này lại càng nhỏ bé.

Bên cạnh đó, trong xu hướng các ngân hàng trung ương tăng cường giám sát ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu từ mùa thu năm 2008, chắc chắn tại Việt Nam việc tính tốn trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và xác định các chỉ số an tồn tài chính sẽ ngày càng được quy định chặt chẽ hơn, tiến đến phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Khi đó, vốn điều lệ và vốn tự có sẽ là các thành tố đảm bảo tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì sức mạnh về vốn của ACB chưa theo kịp với đà tăng trưởng của chính mình.

Như vậy, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để ACB nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn (CAR) khi tăng trưởng tín dụng, và cải thiện định mức tín nhiệm. Việc tăng vốn sẽ được thực hiện từ những nguồn chính sau đây:

- Tăng vốn từ nội bộ ngân hàng: Đây là nguồn bổ sung vốn cơ bản của ngân hàng trích từ lợi nhuận khơng chia. Nguồn này có các thuận lợi sau:

+ Không phụ thuộc vào thị trường vốn. Trong điều kiện thị trường vốn chưa phát triển như Việt Nam, nguồn này tỏ ra có ưu thế rõ rệt.

+ Chi phí huy động thấp.

+ Khơng ảnh hưởng đến quyền kiểm sốt ngân hàng của các cổ đơng. - Tăng vốn từ bên ngoài: Tăng vốn từ nguồn nội bộ mặc dù có nhiều thuận lợi như trình bày ở trên, tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, ở Việt Nam việc tăng vốn từ nguồn nội bộ cũng gặp khó khăn khơng ít. Phần lớn những người nắm giữ cổ phiếu ngân hàng không phải là những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nếu phân chia cổ tức thấp sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cổ đông, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và uy tín của ngân hàng. Tại thời điểm hiện nay, việc khơng chia tồn bộ cổ tức bằng tiền mặt mà chia một phần cổ tức bằng cổ phiếu mới được các cổ đông hiện hữu rất ủng hộ. Như vậy trong môi trường kinh tế – xã hội của Việt Nam, cách tăng vốn từ bên ngồi cũng có vị trí quan trọng giúp ngân hàng phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập.

+ Bán cổ phiếu phổ thông cho các nhà đầu tư trong nước; + Bán cổ phiếu phổ thông cho các nhà đầu tư nước ngoài;

+ Phát hành trái phiếu dài hạn, hoặc trái phiếu có tính chuyển đổi thành cổ phiếu thường.

Trong đó, việc bán cổ phiếu cho các tổ chức nước ngồi là có hiệu quả hơn đối với ACB do: ACB có thể chủ động chọn cổ đơng nước ngồi phù hợp với chiến lược phát triển; Giá mua của các cổ đơng nước ngồi thường cao hơn thị giá trên thị trường nội địa; Sự hỗ trợ về công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các cổ đơng chiến lược nước ngồi là các ngân hàng hoặc tập đồn kinh tế - tài chính.

Như vậy, ACB có thể bán cho các cổ đơng nước ngồi một phần vốn nữa để nâng tỷ lệ vốn góp của cổ đơng nước ngồi khơng q 30% vốn tự có của ACB theo như quy định hiện hành của NHNN. Tổng số vốn tối đa mà ACB có thể thu hút từ cổ đơng nước ngồi để tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng vào năm 2020 là 5.000 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)