CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.2. Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu
2.2.1. Tầm nhìn
Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống
Ngay từ ngày đầu đi vào hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với các ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.
2.2.2. Sứ mệnh
Trở thành ngân hàng hoạt động hiện đại, hiệu quả trong nước và quốc tế.
2.2.3. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu
Sau 19 năm tồn tại và phát triển, ACB đã được khách hàng tín nhiệm thơng qua tốc độ tăng trưởng số dư huy động vốn và cho vay; được xã hội công nhận thông qua các bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, huân chương lao động của Chủ tịch nước; được các định chế tài chính quốc tế và cơ quan thông tấn về tài chính ngân hàng cơng nhận là Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam, Ngân hàng tốt nhất Việt Nam… Thành tích này có được do ACB xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm trên cơ sở :
- Tăng trưởng cao bằng cách tạo ra sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng;
- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững; duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an tồn cao, tối ưu hố việc sử dụng vốn cổ đơng (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong mơi trường kinh doanh cịn chưa được hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam;
- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thơng suốt và hiệu quả;
- Xây dựng “Văn hố ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.
Trên cơ sở đó ACB đang từng bước thực hiện các chiến lược cho mục tiêu tăng trưởng của mình. Nội dung một số chiến lược ACB đang thực hiện như :
Chiến luợc tài sản và vốn
- Tăng qui mơ tài sản hàng năm trung bình 20-22%.
- Tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và
phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn.
- Đa dạng hố cơ cấu sở hữu. Chiến lược tín dụng và đầu tư
- Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường.
- Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của ACB. - Tăng cường rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu chiếm dưới 3%.
- Đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai
trò định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng.
Chiến lược dịch vụ
- Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển.
- Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa
mãn nhu cầu khách hàng làm định hướng phát triển.
Chiến lược nguồn nhân lực
-Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ.
- Đổi mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương. - Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp.
- Quán triệt thực hiện Quy chế Nội quy lao động và Văn hố doanh nghiệp Chiến lược cơng nghệ
-Xem ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an tồn, có tính
thống nhất - tích hợp - ổn định cao.
Chiến lược tổ chức bộ máy và điều hành
-Điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý.
- Mở rộng mạng lưới kinh doanh.
- Phát triển mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả.
ACB với hơn 300 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả.
Trong mơi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu.
Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hồn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo của cổ đơng, nơi tạo dựng nghề nghiệp hồn hảo cho nhân viên, là một thành viên hoàn hảo của cộng đồng xã hội. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện.
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB trong những năm gần đây 2.2.4.1. Bối cảnh kinh tế thế giới trong và ngoài nước 2.2.4.1. Bối cảnh kinh tế thế giới trong và ngoài nước
Kinh tế thế giới năm 2012 vẫn trong quá trình hồi phục chậm chạp và khó khăn kể từ đại khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 và được đánh giá là mới đi được khoảng một nửa chặng đường dẫn tới phục hồi hoàn toàn. Các tổ chức quốc tế và tài chính phải liên tục hạ thấp mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với các dự báo trước đó, song dự báo cuối cùng đều cao hơn mức thực tế đạt được khi kết thúc năm 2012 (2,3%).
Sự thu hẹp đáng kể về cầu trong nước và cầu quốc tế, một mặt là nguyên nhân chính làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới cũng như trong từng khu vực, từng quốc gia chủ chốt; mặt khác làm giảm áp lực tăng giá hàng hóa và sức ép lạm phát, tạo dư địa cho các nước phát triển có khả năng nới lỏng hơn chính sách tiền tệ từ nửa cuối năm.
Kinh tế Việt Nam vừa bị cuốn vào dòng suy giảm và bất ổn của kinh tế thế giới nói chung, lại phải ứng phó với nhiều thách thức bên trong tích đọng từ nhiều năm trước. Lạm phát năm 2011 lên tới 18,53% so với năm 2010, trong khi tăng trưởng giảm xuống cịn 5,81%.
Chính phủ đã phải chuyển hướng phát triển với phương châm "ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý" đồng thời chủ trương nổ lực tái cơ cấu tồn diện nền kinh tế với 3 chương trình:1. Cơ cấu lại hệ thống tài chính – ngân hàng; 2. Cơ cấu lại đầu tư nhất là đầu tư cơng; 3. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng cho phù hợp với diễn biến tình hình, song GDP năm 2012 trên thực tế chỉ tăng 5,03% so với năm 2011, thấp hơn mục tiêu ban đầu là 6 – 6,5%.
2.2.4.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu
Trong suốt 19 năm hoạt động, ACB đã có sự phát triển vượt bậc về quy mô hoạt động và kết quả kinh doanh. Năm 2011, mặc dù môi trường kinh doanh của ngành tài chính ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ thích ứng được với những khó khăn cùng với chiến lược kinh doanh linh hoạt ACB đã hoàn thành
những mục tiêu đã đề ra. Trong năm 2011, các chỉ tiêu chất lượng đạt khá tốt, lợi nhuận cả năm đạt trên 3.200 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đề ra, tăng trên 37,4% so với năm 2010. Về quy mô, tổng tài sản đến cuối năm 2011 đạt 281.019 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010. Vốn chủ sở hữu cũng tăng khá cao so với năm 2011, từ 2.630 tỷ đồng lên 6.355 tỷ đồng.
Mặc dù có nhiều biến động thanh khoản trên thị trường trong năm 2011, nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động của ACB ln đảm bảo mức tăng trưởng phù hợp. Cuối năm 2011, tổng vốn huy động là 185.637 tỷ đồng, tăng 47.736 tỷ đồng so với cuối năm 2010. So với cuối 2010, số lượng khách hàng giao dịch tiền gửi và số lượng tài khoản tiền gửi của Ngân hàng đều tăng với việc ACB thu hút thêm được 111.005 khách hàng (tăng 27,4%) và 151.232 tài khoản (tăng 23,6%).
Về hoạt động sử dụng vốn, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan (chủ yếu là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN và kiểm sốt chất lượng tín dụng trong điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn), tổng dư nợ cho vay khách hàng cuối năm 2011 là 102.809 tỷ đồng, chỉ tăng được 15.614 tỷ đồng so với năm 2010.
Năm 2012 là một năm đầy biến động của ACB. ACB đã ứng phó tốt và khắc phục nhanh sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 08/2012. Thanh khoản được đảm bảo; tài sản khơng thất thốt. Số dư huy động tiết kiệm VNĐ khôi phục trong thời gian ngắn. Trạng thái vàng được xử lý theo đúng tiến độ và chủ trương của Ngân hàng nhà nước. Các chủ trương về tín dụng của Ngân hàng nhà nước được ACB triển khai nghiêm túc: giảm dần lãi suất cho vay; tăng trưởng tín dụng thận trọng; tăng cường kiểm sốt chất lượng tín dụng,...
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vốn điều lệ 6.355 7.705 9.377 9.377 Tổng tài sản 167.881 205.102 281.019 176.300 Tổng vốn huy động 69.380 137.881 185.637 140.700
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ 62.020 87.195 102.809 102.800 Lợi nhuận trước
thuế
2.838 3.102 4.203 1.042,67
Lợi nhuận sau thuế 2.201 2.334 3.207
Tỷ số ROE (%) 31,8 28,9 36 8,5
“Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2009 - 2012”
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB qua các năm
Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh doanh của ACB chưa đạt kế hoạch đề ra đầu năm, trong đó:
- Tổng tài sản: 176.300 tỷ đồng, giảm 37% so với đầu năm.
- Tổng vốn huy động: 140.700 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm. - Tổng dư nợ: 102.800 tỷ đồng, gần như không đổi so với đầu năm.
Tổng tài sản giảm chủ yếu là do giảm nguồn vốn huy động vàng theo chủ trương của Ngân hàng nhà nước. Việc mở rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư và tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn. Thanh khoản được ưu tiên phục vụ chi trả trong thời gian xảy ra sự cố và phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng.
ACB đã có tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần mạnh mẽ trong suốt giai đoạn từ 2009 – 2011. Tuy nhiên bước sang năm 2012, với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và do thực hiện nghiêm túc triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của Ngân hàng nhà nước đã khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng, kéo theo tổng thu nhập thuần của ACB giảm 22% so với năm 2011, nhưng so với thu nhập thuần năm 2010 vẫn cao hơn 8%.
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thu nhập lãi thuần 2.801 4.174 6.608 6.871 Thu nhập ngoài lãi 2.135 1.319 1.039 (1.036) Tổng thu nhập 4.936 5.493 7.647 5.835
“Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2009 - 2012”
Bảng 2.2. Tăng trưởng thu nhập qua các năm
Hình 2.1. Biểu đồ tăng trưởng thu nhập của ACB qua các năm
Năm 2012 chi phí hoạt động của ACB tăng mạnh, lên hơn 4.200 tỷ đồng là do đầu tư cho kế hoạch tăng trưởng mạng lưới hoạt động và nhân sự dự phòng. Nếu loại bỏ yếu tố bất thường – lỗ kinh doanh vàng và ngoại hối – thì tỷ lệ chi phí/ thu nhập của ACB chỉ ở mức 55,5%. Theo kế hoạch năm 2013, chi phí hoạt động của ACB sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, và đưa về mức trước khủng hoảng với tỷ lệ chi phí/thu nhập dự kiến 45%.
2009 2010 2011 2012 -2000 0 2000 4000 6000 8000 10000 THU NHẬP NGOÀI LÃI THU NHẬP LÃI THUẦN
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chi phí/thu nhập (%) 36,6 39,3 41,2 73,2 Chi phí ( tỷ đồng ) 1.809 2.161 3.147 4.271
“Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2009 - 2012”
Bảng 2.3. Hiệu quả kiểm sốt chi phí qua các năm
Hình 2.2. Biểu đổ Chi phí/ thu nhập của ACB qua các năm
Về hiệu quả kinh doanh, kết thúc năm 2012, tỷ suất sinh lời trước thuế trên vốn chủ sở hữu ( ROEtt ) và trên tổng tài sản bình quân ( ROAtt ) của ACB lần lượt là 8,5% và 05% thấp nhất từ trước đến nay. Kết quả thể hiện qua số liệu của các năm như sau
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
ROE 31,76% 28,91% 36,02% 8,50% ROA 2,08% 1,66% 1,73% 0,50%
“Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2009 - 2012”
Bảng 2.4. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu bình qn 2009 2010 2011 2012 0 10 20 30 40 50 60 70 80 CHI PHÍ/THU NHẬP %
Hình 2.3. Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu bình qn
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nợ đủ tiêu chuẩn 99,01 99,42 98,80 92,35 Nợ cần chú ý 0,58 0,24 0,31 5,19 Nợ xấu 0,41 0,34 0,88 2,46
“Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2009 - 2012”
Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ xấu Hình 2.4. Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu Hình 2.4. Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu 2009 2010 2011 2012 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 2009 2010 2011 2012 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 TỶ LỆ NỢ XẤU
Nhìn chung, với những khó khăn mà ACB đã phải trải qua trong năm 2012, từng bước khắc phục và khôi phục lại sự tăng trưởng là một bài tốn khó đối với ban lãnh đạo ACB.
2.3. Phân tích các yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của ACB
2.3.1. Các yếu tố tác động từ môi trường vĩ mô 2.3.1.1. Yếu tố kinh tế 2.3.1.1. Yếu tố kinh tế
Đã bốn năm qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bùng phát,
song kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi chật vật. Châu Âu loay hoay tìm lối thốt khỏi cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng ba năm qua, kinh tế Mỹ và Nhật Bản tăng trưởng ì ạch. Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng khá nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil đều không giữ vững được phong độ. Kinh tế thế giới năm 2012 trải qua rất nhiều nốt trầm và bị hạ mức dự báo tăng trưởng nhiều lần trong năm. Trong báo cáo tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2013 công bố ngày 18/12/2012, Liên hợp quốc ( LHQ ) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2012, thấp hơn so với mức dự báo 2,5% hồi tháng 06/2012 và tiếp tục tăng trưởng dưới tiềm năng với mức 2,4% năm 2013 và 3,2% năm 2014.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy giảm, nền kinh tế Việt Nam cũng trãi qua nhiều khó khăn. Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính đã để lại những hậu quả nặng nề, chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả đầu tư kém, tăng trưởng tín dụng cao, nhập siêu q mức an tồn, bong bóng thị trường bất động sản bị vỡ, lạm phát tăng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 của Việt Nam chỉ đạt 5.03%, mức