Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 50 - 56)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2.3. Phân tích các yếu tố bên ngồi tác động đến q trình hoạt động kinh

2.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh

Trong xu thế hội nhập và phát triển, ngoài tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo cơ hội cho các ngân hàng trao đổi về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, các ngân hàng còn phải đối mặt với sức ép cạnh tranh mạnh mẽ. Quá trình mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ngày càng có nhiều tổ chức tài chính tín dụng, các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực tài chính ngân hàng khiến cho sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng trở nên gay gắt và khốc liệt. Hiện nay, ngồi 5 NHTMQD, 2 ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam), cịn có tới 40 NHTMCP, 5 ngân hàng nước ngồi, 17 cơng ty tài chính, 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh và một hệ thống gần 1.000 quỹ tín dụng nhân dân cả trung ương và cơ sở (Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn). Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đã có sự lớn mạnh đáng kể về dịch vụ, chất lượng hoạt động nhờ ứng dụng những công nghệ hiện đại trong ngành ngân hàng.

Trong năm 2008, thị trường đón nhận 3 thành viên mới chính thức đi vào hoạt động là Ngân hàng Mỹ Xuyên, Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng Tiên Phong. Tháng 12/08, NHNN cấp thêm giấy phép mới cho Ngân hàng Bảo Việt sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2009. Bên cạnh đó khi các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về lĩnh vực ngân hàng bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/4/2007 thì lượng hồ sơ xin thành lập ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ngày càng nhiều. Trong năm 2008, NHNN chính thức cấp giấy phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài đầu tiên cho HSBC, ANZ và Standard Chartered Bank và sau đó là Shinhan Bank và Hong Leong Bank, mở đầu một thời kỳ mới cho hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Lợi thế của họ là có nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm quản lý, tạo nên sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng đối

với các ngân hàng nội Ngân hàng Nhà nước.

Hiện nay, Chính phủ đã thực hiện hồn tất việc cổ phần hóa 4 NHTMQD chủ chốt là Ngân hàng Ngoại thương (VCB), Ngân hàng Công thương (ICB), Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), cổ phiếu của 4 ngân hàng hàng đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhà nước sẽ giữ cổ phần chi phối, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các ngân hàng này phát triển nhanh, nâng cao sức cạnh tranh, tiếp tục là nòng cốt trong cung cấp các dịch vụ ngân hàng và nắm giữ thị phần khoảng 65%.

Bước vào năm 2013, mặc dù thị trường dự báo cịn khó khăn nhưng các ngân hàng vẫn tiếp tục khởi động cho những chiến lược cạnh tranh mới. Các ngân hàng liên tục gia tăng vốn điều lệ nhằm củng cố thêm năng lực, quá trình tăng vốn của các ngân hàng tương đối đạt kế hoạch đề ra. Thành công trong việc tăng vốn lớn nhất phải kể đến Eximbank, với kế hoạch tăng vốn rất lớn: từ 2,800 tỷ đồng lên 7,400 tỷ đồng, tiếp theo đó là ACB, Sacombank, Đông Á, Đông Nam Á, Quân Đội, Techcombank, HDBank, Habubank, Phương Nam cũng đã lần lượt hoàn thành kế hoạch tăng vốn trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tính đến năm 2012, có thêm 9 NHTMCP có quy mơ nhỏ hơn 1,000 tỷ đồng đã hoàn thành mục tiêu tăng vốn đáp ứng yêu cầu của NHNN.

Để thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi, trong những tháng đầu năm 2013 các ngân hàng đã liên tục điều chỉnh lãi suất. Mặc dù NHNN đã khống chế bằng cách định mức lãi suất trần là 7.5%/năm nhưng các ngân hàng vẫn “lách” lãi suất trần, chạy đua cạnh tranh giành khách hàng bằng cách gia tăng khuyến mãi rầm rộ. TechcomBank với chương trình “Gửi tiền nhận quà” đối với khách hàng chỉ cần gửi trên 20 triệu đồng. VietinBank ngoài sản phẩm “Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi” còn thu hút tiền gửi bằng việc phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh tặng thêm lãi suất 0,2 – 0,4%/năm. Cùng với việc điều chỉnh tăng từ 0,1 - 0,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn gửi, SHB còn triển khai chương trình tiết kiệm “Trao may mắn gắn niềm tin” theo đó sẽ được nhận ngay phiếu cào cộng thưởng lãi suất, với lãi suất thưởng cao tối đa lên đến 2%/năm và được rút trước hạn theo chương trình… HDBank mới

đây cũng tăng lãi suất tiền gửi VND từ 0,1 - 0,5%/năm, tùy từng kỳ hạn, sản phẩm huy động, mức cao nhất áp dụng từ ngày tháng 06/2013 là 9,5%/năm. HSBC cũng gia tăng lợi ích cho khách hàng thơng qua việc tặng thêm lãi suất 0,5%/năm đối với khoản tiết kiệm từ 30 triệu đồng trở lên, tiền gửi tiết kiệm bằng USD từ 2.000 USD sẽ được tặng thêm lãi suất 0,2%/năm trên mức lãi suất chuẩn.

Nhằm mở rộng thị trường, phát triển thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân hàng đều đã lên kế hoạch mở rộng mạng lưới chi nhánh. Đứng đầu cuộc đua với ACB mở rộng quy mô trong hệ thống NHTMCP là Sacombank đã mở rộng 247 chi nhánh và phòng giao dịch trên 44 tỉnh thành, kế tiếp là Techcombank với mạng lưới hơn 169 chi nhánh và phòng giao dịch Techcombank tại hơn 29 tỉnh thành phố trong cả nước, dự kiến trong năm 2013 Techcombank sẽ mở mới 50 phòng giao dịch và 12 chi nhánh tại các địa bàn trọng điểm. Đồng thời với việc mở rộng mạng lưới, các ngân hàng cịn tung ra các tiện ích mới cho các sản phẩm dịch vụ cũng được các ngân hàng chú trọng, Vietinbank khai trương thêm nhiều tiện tích cho thẻ ATM bao gồm tiện ích tra cứu thơng tin tài khoản thẻ qua hệ thống tin nhắn SMS và tiện ích gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngay tại ATM - tiện ích vượt trội của thẻ Vietinbank, Techcombank còn tranh thủ mở rộng hệ thống ngân hàng điện tử để khách hàng chỉ cần kích chuột vào Internet là đã có thể sử dụng được dịch vụ Fast i- pay, Fast Mobipay...

Trong toàn ngành ngân hàng, 4 NHTMQD lớn nhất (Vietinbank, Vietcombank, BIDV, AGRIBANK) ước tính chiếm gần 65% vốn huy động và hơn 65% dư nợ cho vay toàn thị trường. So với 4 NHTMQD, tổng tài sản ACB bằng khoảng 6,69%, huy động tiền gửi khách hàng khoảng 5,59%, cho vay khoảng 3,41% và lợi nhuận trước thuế khoảng 5,66%.

Về hiệu quả hoạt động, ACB đã khẳng định được sự phát triển bền vững của mình bằng cách duy trì vị trí số một và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Quy mô tổng tài sản của ACB nhỏ hơn so với các NHTMQD, nhưng hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, thể hiện qua chỉ số ROE cao nhất toàn ngành. Sacombank (STB) trong năm 2012 hoạt động với tiêu chí “an tồn” là trên hết, tăng trưởng thu

nhập không theo kịp tăng trưởng tài sản nên đã phải nhường lại vị trí số 2 cho Techcombank (TCB).

“ Nguồn báo cáo thường niên của các NH năm 2012”

Hình 2.6: Thị phần tiền gửi của các ngân hàng năm 2012

“ Nguồn báo cáo thường niên của các NH năm 2012”

Hình 2.7: Thị phần cho vay của các ngân hàng năm 2012

THỊ PHẦN TIỀN GỬI CỦA CÁC NH NĂM 2012

AGB: 28.86% BIDV:15.77% VCB: 11.05% CTG: 11.83%

ACB: 5.59% STB: 3.43% TCB: 2.55% CÁC NH CÒN LẠI:

23.09%

THỊ PHẦN TIỀN GỬI CỦA CÁC NH NĂM 2012

AGB: 26.09% BIDV: 14.21% VCB: 13.66% CTG: 10.58% ACB: 5.59% STB: 4.01% TCB: 3.47% CÁC NH CÒN LẠI:

Biểu đồ dạng “bong bóng” dưới đây mơ tả vị trí các ngân hàng với các tiêu chí sau: _ Quy mô tổng tài sản biểu thị bằng độ lớn bong bóng

_ ROA biểu thị trên trục hoành _ ROE biểu thị trên trục tung

“ Nguồn báo cáo thường niên của các NH năm 2012”

Trong khối NHTMCP có quy mô tương đương nhau là ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank (EIB), ACB là một trong những ngân hàng thuộc nhóm NHTMCP dẫn đầu về quy mô tổng tài sản, vốn huy động, cho vay và lợi nhuận. Cả 4 ngân hàng này có mạng lưới hoạt động lớn, các chỉ tiêu sinh lời cao và rủi ro thấp, có sự hỗ trợ của các đối tác chiến lược là các tập đồn tài chính lớn trên thế giới. Mức độ cạnh tranh giữa ACB và Sacombank, Techcombank, Eximbank cao hơn là đối với các NHTMQD. Do vậy, đối thủ cạnh tranh chính mà ACB cần đề phịng chính là Sacombank, Techcombank và Eximbank. Q trình phân tích đối thủ cạnh tranh của ACB sẽ tập trung vào Sacombank, Techcombank và Eximbank.

STT Chỉ tiêu ACB Sacom Techcom Exim

1 Tổng tài sản (tỷ đồng) 176.300 151.282 105.758 170.156 2 Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 102.800 94.080 70.568 74.922 3 Vốn huy động (tỷ đồng) 140.700 123.753 80.649 85.519 4 Vốn điều lệ (tỷ đồng) 9.377 11.568 8.596 7.220 5 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 2.561 1.110 1.615 969 6 Số nhân viên (người) 6.598 6.016 4.589 3.104 7 Lợi nhuận bình quân người

(tỷ đồng)

0,38 0,18 0,35 0,31

8 Số chi nhánh và phòng giao dịch 186 247 169 111 9 Sự hiện diện tại 64 tỉnh, thành 30 44 29 20 10 ROA (%) 0.5 1,61 2,28 1,75 11 ROE (%) 8.5 14 25,87 7,35 12 Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ (%) 0,5 0,62 2,6 4,71 13 Tỷ lệ dư nợ/vốn huy động (%) 46,37 75,35 65,17 65,67 14 Tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản (%) 33,08 50,79 43,84 43,54 15 Vốn huy động/tổng tài sản (%) 71,33 67,40 67,27 66,31

“Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2012”

Nhìn vào các chỉ tiêu tài chính, ACB đang dẫn đầu về quy mơ tổng tài sản, dư nợ cho vay, vốn huy động và lợi nhuận trước thuế so với các ngân hàng đối thủ là Sacombank, Techcombank và Eximbank. Đối thủ trực tiếp nhất của ACB chính là Sacombank. Năm 2012 Sacombank đã không ngừng chủ động xây dựng các sản phẩm phù hợp, các chương trình kích thích trọng điểm cho từng phân khúc khách hàng với lãi suất linh động, phát huy lợi thế thương hiệu và mạng lưới rộng khắp cộng với cơ chế khuyến khích nội bộ, tăng cường lực lượng bán hàng và kỹ năng chăm sóc khách hàng nhằm gia tăng quy mô huy động của các đơn vị. Trong năm 2013, Sacombank đã đề ra kế hoạch hành động để mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất với những định hướng cụ thể như đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, hồn thiện cơng tác tái cấu trúc, nâng cao năng lực quản lý rủi ro và hạn chế nợ quá hạn,... V ì vậy, khi xây dựng chiến lược, ACB cần hướng đến việc hạn chế những điểm mạnh của Sacombank, đồng thời hồn thiện những điểm yếu của mình và thực hiện chiến lược phòng thủ đối với Techcombank và Eximbank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 50 - 56)