Định vị và phát triển thương hiệu ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 86 - 87)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

3.4. Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh ACB đến năm

3.4.3.2. Định vị và phát triển thương hiệu ACB

Trong xu thế hội nhập và tồn cầu hố, quan niệm về giá trị doanh nghiệp, về tài sản đã thay đổi rất nhiều. Nhưng tài sản vơ hình như “nguồn nhân lực”, “thơng tin”, “thương hiệu” đang trở thành ba nhóm tài sản vô cùng quý giá, có ý nghĩa quyết định đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với NHTM, những tài sản này ngày càng trở nên quan trọng hơn do đặc tính hoạt động của ngân hàng là dựa vào uy tín và sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng, và ngân hàng đối với khách hàng. Trong đó, vấn đề thương hiệu nổi lên như một vũ khí cạnh tranh đắc lực nhất.

Sau 19 năm hoạt động, ACB đã khẳng định thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng. Để việc định vị và phát triển thương hiệu được chuyên nghiệp hơn, ACB cần thực hiện các việc sau:

- Thứ nhất, lựa chọn phương thức xúc tiến thương mại hỗn hợp. Có 06 phương thức chính để thực hiện chính sách xúc tiến thương mại hỗn hợp nhằm xây dựng thương hiệu đó là: quảng cáo, tài trợ, giao dịch cá nhân, marketing trực tiếp, khuyến mãi và tuyên truyền hoạt động của ngân hàng trong xã hội:

+ Quảng cáo và tài trợ: tài trợ các chương trình, sự kiện có sức hút lớn đối với đông đảo dân chúng; thực hiện quảng cáo trên các phương tiện truyền thơng đại chúng; Hồn thiện và phát triển Website của ACB nhằm quảng bá hình ảnh ACB trên toàn quốc, trong khu vực và trên thế giới; Phổ biến biểu tượng ACB trong các hoạt động quảng cáo, hoạt động tài trợ, hoạt động văn hóa xã hội...

+ Giao dịch cá nhân và marketing trực tiếp: Các phương thức này thường có chi phí thấp hơn nhưng địi hỏi trình độ và kỹ năng giao tiếp tốt của nhân viên. Đây là phương thức rất phù hợp với với ACB. Nó vừa tạo điều kiện xây dựng thương hiệu cho ACB, vừa nâng cao chất lượng nhân sự, phát huy được tính linh hoạt trong quan hệ giao tiếp trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng. Đặc biệt là hạn chế được sự theo dõi của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, ACB cần tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp năng động và trang bị cho họ các công cụ bán hàng chuyên nghiệp như brochure, catalog, sổ tay, slide, phim ảnh...

+ Khuyến mãi: Tổ chức những hoạt động khuyến mãi phong phú đa dạng nhằm bổ sung và hỗ trợ cho việc chào hàng và quảng cáo. Các hoạt động này thường khơng lặp lại và có từng đợt ngắn hạn khác nhau. Các hình thức khuyến mãi có thể đề cập đến bao gồm Gửi tiết kiệm trúng thưởng; Gửi tiết kiệm nhận bao lì xì vào dịp Tết cổ truyền (giá trị bao lì xì tính trên phần trăm số tiền gửi); Tặng quà lưu niệm cho khách hàng đến giao dịch vào dịp kỷ niệm ngày thành lập ngân hàng; Quy định mức tiền gửi tiết kiệm và thời hạn cụ thể, theo đó khách hàng sẽ được hưởng các chương trình khuyến mãi của ngân hàng (quà tặng, mức lãi suất hấp dẫn theo từng mức tiền gửi…).

+ Tuyên truyền hoạt động của ngân hàng trong xã hội: Phương thức này có hiệu quả về lâu dài, chi phí khơng tốn kém nhiều nhưng địi hỏi q trình q trình thực hiện bền bỉ của ngân hàng trong nhiều năm. Do đó, ACB có thể lựa chọn phương thức này trong dài hạn để đầu tư.

- Thứ hai, liên kết với những tên tuổi lớn, ACB tiếp tục liên kết với các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài ngành ngân hàng để tạo sự cộng hưởng trong phát triển thương hiệu.

- Thứ ba, lựa chọn phạm vi xây dựng thương hiệu dựa trên chiến lược phát

triển thị trường của ACB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần á châu đến năm 2020 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)