CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
3.5. Các kiến nghị
3.5.1. Kiến nghị với Chính phủ
Chính Phủ cần tiếp tục hồn thiện các giải pháp giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững:
- Thực hiện một cách triệt để các kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn trên cơ
sở quy hoạch đầu tư phát triển các ngành nghề, các vùng một cách khoa học, tránh đầu tư dàn trải, mất cân đối từ đó giảm thiểu được nguy cơ rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng vốn có quan hệ chặt chẽ đến hiệu quả của nền kinh tế.
- Xây dựng mơi trường pháp lý lành mạnh, thơng thống phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp như phối hợp các chính sách của các ngành, các cấp giải quyết kịp thời những vướng mắc của quá trình này, xây dựng các định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sau cổ phần…
- Hướng dẫn các doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại quốc tế giúp các doanh nghiệp tránh được rủi ro do không hiểu biết các thông lệ, luật pháp quốc tế.
- Chính Phủ cần kịp thời thực hiện các giải pháp giúp ngành ngân hàng Việt Nam phát triển về mọi mặt.
- Đối với các NHTMQD – là những ngân hàng chủ lực của ngành, cần sử dụng một số công cụ đặc biệt giúp các ngân hàng này giải quyết vấn đề vốn điều lệ như phát hành trái phiếu Chính Phủ, tài trợ từ nguồn vay nước ngồi.
- Đối với hệ thống NHTMCP, Chính Phủ cần có những chỉ đạo cho NHNN đưa ra những cơ chế, quy định cần thiết để tăng mức vốn điều lệ.
- Đưa ra các giải pháp tăng tài sản tự có của các NHTM: hình thành mơ hình cơng ty đầu tư tài chính trực thuộc Chính Phủ để đầu tư vốn tự có cho các NHTMQD; hướng dẫn, chỉ đạo các NHTM phát triển thành những tập đồn tài chính .
- Lành mạnh hóa tình hình tài chính của các NHTM thơng qua việc chỉ đạo sát sao, triệt để quá trình xử lý tài sản thế chấp của các ngân hàng này.
- Tạo điều kiện ở mức cao nhất giúp các NHTM tiếp cận thành công các dự án tài trợ quốc tế cho q trình hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống tài chính.
3.5.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Xây dựng và thực hiện triệt để các kế hoạch phát triển hệ thống ngân hàng dài hạn với những lộ trình thích hợp.
- Thực hiện tốt vai trị là cấp quản trị cao nhất của hệ thống ngân hàng: Đổi mới công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD sao cho đạt hiệu quả cao và phù hợp với thông lệ quốc tế; cải tiến việc thực thi chính sách tiền tệ theo hướng sử dụng các công cụ gián tiếp, hạn chế dần các cơng cụ hành chính.
- Tiếp tục phát triển thị trường liên ngân hàng thông qua việc tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế về kỹ thuật, trang thiết bị và kinh nghiệm tổ chức hoạt động.
- Hồn thiện các thị trường tài chính, phát triển nghiệp vụ thị trường mở. - Để đảm bảo cho quá trình tăng vốn điều lệ của các NHTMCP diễn ra an toàn, hiệu quả và tránh hiện tượng “vốn ảo” trong trào lưu tăng vốn điều lệ đang diễn ra quá nóng ở các NHTMCP hiện nay NHNN cần sớm ban hành quy chế kiểm soát chặt chẽ.
- Kịp thời ban hành quy chế sáp nhập các NHTM, quy chế mua lại các NHTM và lộ trình cho việc sáp nhập, mua lại các NHTM từ nay đến năm 2020 để làm cơ sở pháp lý cho các NHTMVN nghiên cứu và thực hiện nhanh chóng và thuận lợi khi cần thiết. Thực hiện các chính sách ưu đãi cho các ngân hàng khi tiến hành sáp nhập, ví dụ: ưu đãi về thuế thu nhập, hỗ trợ của nhà nước về công nghệ, nguồn vốn, đào tạo.
- Cần có chính sách ưu đãi dành cho các NHTM trong nước vốn còn rất non trẻ và yếu kém như hiện nay trong lộ trình WTO; thận trọng trong việc gia tăng tỷ lệ phần trăm cổ phần mà ngân hàng nước ngoài được phép mua của các NHTMCPVN nhằm tránh nguy cơ các NHTMCPVN bị mất vào tay các ngân hàng nước ngoài và
làm suy yếu hệ thống ngân hàng Việt Nam; chú ý đến các ngân hàng nước ngoài 100% vốn vào Việt Nam với chính sách chấp nhận lỗ giai đoạn đầu để thu khách hàng thông qua biện pháp cạnh tranh lãi suất tiền gửi, tiền vay không lành mạnh.
- Xem xét việc thành lập các NHTMCP mới trong nước nhằm cho ra đời những NHTMCP đủ sức cạnh tranh trên thị trường chứ không phải là những ngân hàng yếu kém chỉ thành lập theo “phong trào” với những biện pháp cạnh tranh hỗn loạn về lãi suất, nguồn nhân lực làm cho hệ thống ngân hàng hiện tại suy yếu thêm.
- Cần xây dựng và ban hành sớm những quy định cụ thể về mơ hình tập đồn Tài chính – Ngân hàng quy mơ tập đồn về vốn điều lệ, tổng tài sản, số lượng chi nhánh, số lượng tối thiểu của các công ty con trong tập đồn. Đặc biệt cần có những thơng tư liên bộ ngành cho phép các công ty con được thành lập và hoạt động một cách thống nhất và thơng thống, ít đầu mối xem xét để khắc phục hiện tượng "chuyền bóng" lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý.
- Đối với bốn NHTMQD là các ngân hàng trụ cột của hệ thống NHTMVN đang lần lượt đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa và trở thành các tập đồn tài chính ngân hàng lớn, NHNN cần định hướng chuyên doanh cho 4 tập đoàn này như tên gọi từng có của chúng để tránh hiện tượng tập đồn nào cũng kinh doanh đa năng, giẫm chân lên nhau để cạnh tranh lôi kéo khách hàng, gây hỗn loạn thị trường làm suy yếu sức mạnh của từng tập đoàn và cả hệ thống NHTMVN.
- Tư vấn và làm đầu mối nối liền các tổ chức quốc tế và các NHTM trong việc triển khai các dự án hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng.