CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
3.4. Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh ACB đến năm
3.4.4.1. Sử dụng hiệu quả tiềm lực tài chính
- Hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu sự chi phối nhiều của pháp luật và các quy định, hướng dẫn của NHNN. Các quy định như huy động vốn, sử dụng vốn, phát triển mạng lưới chi nhánh, tỷ lệ nợ quá hạn… tất cả những ràng buộc này đều xoay quanh một mẫu số chung là vốn tự có. Với mỗi mức vốn tự có thì ngân hàng sẽ huy động, cho vay, mở chi nhánh… ở một mức tối đa nhất định. Nếu giữ ở một mức thấp hơn mức tối đa thì ngân hàng khơng phạm luật, gặp ít rủi ro, nhưng đi kèm với nó là chưa phát huy hết tiềm lực tài chính, cụ thể là khả năng lợi nhuận mang lại.
- Qua đánh giá về sử dụng tiềm lực tài chính của ACB ta thấy, ACB là ngân hàng thận trọng khi có tỷ lệ nợ q hạn <1%; khơng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn; tỷ lệ cho vay/tổng tài sản <40%. Do đó, sử dụng tối đa tiềm lực tài chính là giải pháp phát huy điểm mạnh của ACB. Khi thực hiện giải pháp này với số vốn tự có hiện tại 6.355,812 tỷ đồng (tính đến tháng 12 năm 2012) thì ACB sẽ huy động được nhiều hơn, cho vay nhiều hơn, số dư nợ cho vay một nhóm khách hàng nhiều hơn hiện tại… Giải pháp này sẽ phát huy hơn nữa khi ACB thực hiện giải pháp tăng vốn tự có trong thời gian tới.
- Khi thực hiện được giải pháp này thì đặt ra cho ACB nhiều yêu cầu như : đa dạng hoá sản phẩm để có thể thu hút thêm vốn huy động, gia tăng cho vay; xây dựng các quy trình quản trị rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro vận hành.