CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.3. Phân tích các yếu tố bên ngồi tác động đến q trình hoạt động kinh
2.3.2.4. Sản phẩm thay thế
Sự bùng nổ công nghệ kéo theo sự phát triển mạnh của nền kinh tế đã cho ra đời nhiều sản phẩm thay thế các sản phẩm ngân hàng truyền thống. Đó là các sản phẩm bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện… Sự ra đời các loại sản phẩm này đem đến cho khách hàng nhiều tiện ích mới, chẳng hạn như khách hàng mua bảo hiểm như một hình thức tiết kiệm (được hưởng lãi) đồng thời bảo vệ được tài sản và con người.
Bên cạnh đó, các kênh đầu tư thông qua sàn giao dịch bất động sản, thị trường chứng khốn cũng thu hút một dịng vốn lớn chảy vào khiến ngân hàng có thể bị mất đi một lượng vốn có thể huy động. Thị trường chứng khốn năm 2008 sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các chỉ số chứng khoán liên tục suy giảm, cổ phiếu liên tục mất giá, tính thanh khoản trên thị trường giảm sút nghiêm trọng. Nhưng cùng với sự hồi phục của nền kinh tế Việt
Nam, thị trường chứng khốn đã có những bứt phá ngoạn mục, các chỉ số chứng khốn tăng trưởng nhanh chóng trong một thời gian ngắn, giá cổ phiếu hồi phục và tăng nóng trở lại, tính thanh khoản của thị trường đạt mức cao, số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư chứng khoán đã tăng đột biến. Cùng với đà phục hồi của thị trường chứng khoán là một lượng vốn lớn đổ vào thị trường thông qua lượng tiền mặt nộp vào tài khoản gia tăng hàng ngày. Điều này làm giảm lượng tiền tiết kiệm gửi vào các ngân hàng, gia tăng đáng kể chi phí huy động vốn của các ngân hàng và giảm nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vì doanh nghiệp tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu.
Nguy cơ sản phẩm thay thế đối với các sản phẩm dịch vụ tiết kiệm và cho vay của ngân hàng cịn có thể xuất phát từ các hoạt động cho vay nóng, chơi “hụi”, chơi góp tiền vốn đã rất phổ biến trong dân cư từ nhiều năm nay.