CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.3. Phân tích các yếu tố bên ngồi tác động đến q trình hoạt động kinh
2.3.4.5. Hoạt động quản trị
ACB đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm:
- Hội đồng quản trị (HĐQT)
Gồm tám thành viên và không tham gia điều hành trực tiếp. Hội đồng họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. Hội đồng có vai trị xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập như Ban Kiểm tra - Kiểm sốt nội bộ, Hội đồng Tín dụng, Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có, và Hội đồng Đầu tư…
- Ban điều hành
Tổng Giám đốc điều hành chung và bảy Phó Tổng Giám đốc phụ tá cho Tổng Giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.
- Ban Kiểm tra - Kiểm sốt nội bộ
Được chính thức thành lập năm1996, nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống ACB về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của ACB. Qua đó, Ban Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phịng rủi ro, nếu có.
- Hội đồng Tín dụng
Được thành lập từ năm 1995. Hội đồng là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện xét duyệt việc phân phối nguồn vốn tín dụng cho khu vực kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các Ban tín dụng chi nhánh, quyết định việc cho vay của Ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngồi nước, quyết định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét các vấn
đề khác liên quan đến hoạt động tín dụng. Hội đồng tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí.
- Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có (ALCO)
Được chính thức thành lập năm 1997. Hiện nay, Hội đồng gồm có 11 người là thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc, Giám đốc khối. Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản nợ và tài sản có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ; quy định mức dự trữ thanh khoản; quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn, chính sách lãi suất; và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Hội đồng Đầu tư
Được chính thức thành lập ngày 11/01/1996. Hiện nay, Hội đồng có mười người là thành viên HĐQT, Ban điều hành, Trưởng Ban pháp chế và Giám đốc đầu tư. Nhiệm vụ của Hội đồng là xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư mà ACB quan tâm, ra quyết định đầu tư, xem xét và quyết định các vấn đề khác liên quan đến hoạt động đầu tư.
ACB được đánh giá là một trong những NHTMCP tốt nhất ở Việt Nam, đó là nhờ sự lãnh đạo tài ba của các cấp quản trị ngân hàng. Ban lãnh đạo ACB được lựa chọn từ những người có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức và tài năng thông qua cơ chế tuyển dụng nghiêm túc; được tham gia các khóa học về quản trị ngân hàng tại các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước. Ban lãnh đạo ACB đã đưa ra các nguyên tắc hướng dẫn hành động, đó là: “Chỉ có một ACB; Liên tục cách tân; và Hài hịa lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan. ACB tham gia các chương trình tín dụng của các định chế nước ngồi và quốc tế”. Trên cở sở đó, ban lãnh đạo ACB đã đề ra các chiến lược hoạt động đầy hiệu quả, góp phần quan trọng trong sự thành công của ACB ngày nay.