- Nhược điểm: Hạn chế về số lượng thị trường xuất khẩu, NLĐ không được
1.3.1. Các yếu tố thuộc về Ủy ban nhân dân tỉnh
Nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng cho cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá (CNH, HĐH) và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Lào đã đề ra hàng loạt chủ trương lớn, cho đến các chính sách cụ thể. Một trong những mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là chuyển dịch, phân bố lại lực lượng lao động nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống 50% vào năm 2025. Mục tiêu và giải pháp cơ bản được đề cập tại nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành TƯ Đảng Cách mạng nhân dân Lào khoá XI “…dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hố, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng một triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2030”.
Trong những năm gần đây, Đảng, Quốc hội và Chính phủ Lào, các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp qui về dạy nghề: Từ các nghị quyết, luật, đến hàng loạt các quyết định, thông tư…Các quy định pháp luật cũng như các chính sách này có tác dụng bước đầu tạo mơi trường, hành lang pháp lý và chính sách thuận lợi để phát triển mạnh công cuộc dạy nghề cho người lao động, nâng cao khả năng tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn.
Đại hội Đảng lần thứ XII đã xác định rõ quan điểm: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nông thôn; chuyển dịch và phân bố lại lực lượng lao động trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn và tiếp tục khẳng định mục tiêu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống 50% vào năm 2025. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế thơng qua việc thực thi các biện pháp tồn diện để phát triển nguồn nhân lực nơng thơn, phát triển các loại hình trường lớp dạy nghề cho nhân dân nơng thơn đồng thời khuyến khích phát triển ngành nghề nơng thơn, trong đó u cầu đẩy mạnh “đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ kinh doanh cho các cơ sở ngành nghề nơng thơn”.
Năm 2010, Chính phủ Lào đã giao Bộ LĐ&PLXH phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì xây dựng Đề án “Tăng cường phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn, cho xuất khẩu lao động” nhằm đào tạo nguồn nhân lực nông thôn chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một trong những chủ trương rất đúng đắn phù hợp với yêu cầu của bối cảnh mới khi Lào bắt đầu tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế vừa đào tạo phát triển nguồn nhân lực vừa thu ngoại tệ.
Trong thời gian này, với mục tiêu thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa đã có khá nhiều đất đai nơng nghiệp bị thu hồi chuyển sang phục vụ cho phát triển cơng nghiệp và phát triển đơ thị. Do đó, Chính phủ đã giao Bộ LĐ&PLXH phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, ban hành chính sách dạy nghề; cơ chế hình thành Quỹ hỗ trợ dạy nghề cho lao động mất việc ở các địa phương khi Nhà nước
thực hiện chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng các khu cơng nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời, Chính phủ cũng đã yêu cầu các Bộ, ngành ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của từng vùng và cả nước; gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề, đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục các ngành nghề truyền thống, tạo quỹ đất tái định cư, quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các khu cơng nghiệp; đồng thời xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ cho người lao động bị thu hồi đất về dạy nghề và việc làm phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước.